Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Xây dựng cơ sở dữ liệu Việt Nam đất nước, con người: Tuân thủ tuyệt đối các quy định về bản quyền

Thứ Tư 01/01/2020 | 12:22 GMT+7

VHO- Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) vừa tổ chức lễ công bố cơ sở dữ liệu Việt Nam đất nước, con người nhằm quảng bá thông tin đến đông đảo công chúng.

Giao din ban đầu ca cơ s d liu

Qua đó sẽ tiếp nhận những ý kiến đóng góp từ các chuyên gia trong lĩnh vực thư viện, lưu trữ để hoàn thiện, đưa cơ sở dữ liệu đi vào hoạt động chính thức trong thời gian tới.

Kênh thông tin tiện ích tìm kiếm tư liệu về một Việt Nam tươi đẹp

Được biết, cơ sở dữ liệu được tạo lập trong bối cảnh nhu cầu chia sẻ, phổ biến thông tin đến bạn bè trong nước và quốc tế các tài liệu liên quan đến đất nước, con người Việt Nam đang ngày càng tăng. Phát biểu tại lễ công bố, bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện cho biết: “Để chuẩn bị cho việc ra đời cơ sở dữ liệu Việt Nam đất nước, con người, Vụ Thư viện đã phối hợp với các chuyên gia đầu ngành, thư viện công lập và tư nhân, nhà xuất bản, các đơn vị liên quan xây dựng liên tục kho tư liệu trong vòng 2 năm. Trong thời gian đầu, dự kiến chỉ có khoảng 50.000 biểu ghi được đưa vào cơ sở dữ liệu nhưng nhờ sự chung tay, góp sức, đến nay, con số này đã tăng lên gấp đôi. Số lượng tài liệu toàn văn được số hóa cũng lên tới 5.000 tài liệu”.

Cũng theo bà Ngà, quá trình chuẩn bị, biên mục gặp không ít khó khăn bởi nguồn tài liệu hết sức đa dạng, mỗi thư viện, nhà xuất bản có cách quảng bá đất nước, con người Việt Nam khác nhau, chưa mang tính đồng bộ và thống nhất. “Khi tập hợp để xây dựng kho dữ liệu, các chuyên gia đã phải thẩm định rất kỹ về chất lượng, tính chính xác của các thông tin được đăng tải để thiết kế thư mục sao cho khoa học, thống nhất về mặt nội dung. Các tài liệu khi cung cấp phải đáp ứng được tính thiết thực, chính xác, hợp pháp. Những tài liệu phi thực tế, nhất là tài liệu viết không chính xác về lịch sử sẽ không được phép đưa vào cơ sở dữ liệu chung. Chúng tôi vẫn đang cố gắng xây dựng, hoàn thiện về nội dung, hạ tầng để khi đi vào hoạt động chính thức, đây sẽ là kênh thông tin kịp thời, tiện ích, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm tư liệu về một Việt Nam tươi đẹp, giàu bản sắc văn hóa của người dân”, bà Ngà nêu.

 V trưởng V Thư vin Vũ Dương Thúy Ngà công b cơ s d liu Vit Nam đất nước, con người

Hiện nay, cơ sở dữ liệu Việt Nam đất nước, con người đang dần được hoàn thiện với 6 mảng gồm: Tổng quan Việt Nam; Tỉnh, thành phố với đầy đủ dữ liệu của 63 địa phương; Danh lam, thắng cảnh; Dân tộc; Danh nhân và Lễ hội. Các mảng dữ liệu bao gồm đầy đủ thông tin, hình ảnh, video được tiếp cận dựa trên góc độ văn hóa, tập trung vào thúc đẩy giới thiệu hình ảnh du lịch và bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam. Để tạo sự thuận tiện cho người dùng, ông Phạm Quang Quyền, thành viên tổ xây dựng cho biết thêm, các dữ liệu sẽ được liên tục số hóa, cải tiến về công nghệ để có thể phục vụ truy cập mọi lúc, mọi nơi.

Sẽ khiến người dùng bỏ quên thư viện truyền thống?

Trước những lo ngại về việc số hóa toàn văn nhiều tài liệu sẽ dẫn đến tình trạng xâm phạm bản quyền, ông Phạm Quang Quyền khẳng định, các tài liệu khi đăng tải sẽ hạn chế quyền người dùng tải về, hay có thể thực hiện sao chép trực tiếp trên các thiết bị. Các nguồn tài liệu khi được số hóa sẽ đều tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định về bản quyền và sẽ có công nghệ nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm này.

Tại lễ công bố, đại diện các thư viện bày tỏ lo ngại cơ sở dữ liệu khi đi vào hoạt động với đầy đủ tiện ích sẵn có sẽ khiến người dùng bỏ quên thư viện truyền thống. Các đại biểu nhận định, với những tài liệu quý hiếm, có giá trị cao, cơ sở dữ liệu sẽ chỉ nên gợi ý bạn đọc đến những thư viện gần nhất có tài liệu mà không tiến hành đăng tải toàn văn lên hệ thống. Để làm được điều này, các thư viện cũng cần liên kết với nhau, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu, hỗ trợ bạn đọc đến thư viện truyền thống tra cứu hiệu quả nguồn tài liệu.

Đề xuất giải pháp để cơ sở dữ liệu đất nước, con người Việt Nam đi vào hoạt động hiệu quả, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó giám đốc Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, khi cơ sở dữ liệu chính thức được công khai, lượng truy cập chắc chắn sẽ tăng dẫn đến hình thành nhu cầu tương tác giữa người dùng và tổ biên soạn. Một trong những cách hiệu quả là thiết lập kênh tiếp nhận phản hồi nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ.

Bên cạnh đó, tổ biên soạn cũng có thể cho người dùng tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu trong khả năng cho phép. Tự thân họ phải cam kết với tính chính xác với những thông tin được đưa ra. Đồng thời, các thông tin đó cũng sẽ được đội ngũ chuyên môn thẩm định, rà soát lại trước khi được công khai. 

 Khi tập hợp để xây dựng kho dữ liệu, các chuyên gia đã phải thẩm định rất kỹ về chất lượng, tính chính xác của các thông tin được đăng tải để thiết kế thư mục sao cho khoa học, thống nhất về mặt nội dung. Các tài liệu khi cung cấp phải đáp ứng được tính thiết thực, chính xác, hợp pháp.

(Bà VŨ DƯƠNG THÚY NGÀ, Vụ trưởng Vụ Thư viện)

 ĐÌNH TOÁN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top