Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

28 Tháng Ba 2024

Thiệt hại nặng vì Covid-19, du lịch Việt Nam hành động để phục hồi

Thứ Sáu 28/02/2020 | 09:54 GMT+7

VHO- Dù thị trường du lịch có dấu hiệu “ấm lên” ở một số điểm đến, song những thiệt hại nặng nề mà ngành du lịch đang và sẽ phải gánh chịu cũng như diễn biến bất thường của dịch Covid-19, rất khó dự đoán một tương lai tươi sáng của du lịch trong năm 2020. Không chỉ ngành du lịch mà các doanh nghiệp cũng đang tích cực hành động để cứu mình.

Khách sụt giảm mạnh

Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, dịch Covid-19 đã khiến du lịch Việt Nam thiệt hại nặng nề. Khảo sát của Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) cho thấy tỷ lệ lấp buồng của khách sạn ở các điểm du lịch từ Bắc vào Nam đang giảm từ 20% đến 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến, lượng khách quốc tế đến trong tháng 2 và 3/2020 sẽ giảm trên 60%, khách nội địa có thể giảm đến 80% do lo ngại dịch bệnh. Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ, lữ hành, vận chuyển chỉ hoạt động cầm chừng; một số lao động du lịch được đề nghị tạm nghỉ hoặc nghỉ luân phiên. 

Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành đang lao đao trong giai đoạn này do khách hủy tour hàng loạt.  Công ty Cổ phần Lữ hành quốc tế Thái Sơn cho biết, khi dịch Covid-19 bùng nổ, từ sau Tết nguyên đán, doanh nghiệp này đã phải hoàn huỷ tour du lịch cho hàng nghìn khách hàng. Với những tour đi Trung Quốc, doanh nghiệp chấp nhận hoàn trả 100% tiền tour cho du khách đã đăng ký. Hiện các doanh nghiệp lữ hành chỉ biết kêu gọi sự hỗ trợ phần nào chi phí từ các công ty hàng không và các công ty dịch vụ du lịch từ Trung Quốc.

Cùng với nhóm doanh nghiệp lữ hành, đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất hiện nay còn là các doanh nghiệp đầu tư hệ thống hạ tầng du lịch (cơ sở lưu trú như hệ thống resort - khách sạn, hệ thống dịch vụ nhà hàng, khu vui chơi giải trí...). 

Đại diện Tập đoàn Sun Group- ông Đặng Minh Trường- Chủ tịch HĐQT cho biết: “Lượng khách đến với các Sun World trong 2 tháng qua sụt giảm mạnh. Sun World Fansipan Legend sụt giảm tới 70%, Sun World Ba Na Hills giảm 65%, Sun World Halong Complex giảm tới 85%. Tính chung, lượng khách đến với các khu vui chơi, giải trí du lịch Sun World trong Quý 1.2020 có thể sụt giảm ít nhất 75-80%”.  

Theo Tổng cục Du lịch, trong 3 tháng tới, ước tính thiệt hại của ngành du lịch do dịch Covid-19 gây ra sẽ vào khoảng 5,9 - 7 tỉ USD.

Hành động để cứu mình

Trước ảnh hưởng nặng nề tới toàn ngành, Tổng cục Du lịch Việt Nam (TCDLVN) đã đưa ra 2 kịch bản hồi phục khi dịch Covid-19 suy giảm. Hàng loạt hành động và giải pháp để cứu vãn và phục hồi ngành công nghiệp không khói đã được lãnh đạo ngành cùng các doanh nghiệp nhanh chóng triển khai.

Mới đây nhất, ngày 25.2.2020, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh đã gửi Công văn số 162/TCDL-TTDL tới các Sở quản lý du lịch, các Hiệp hội du lịch (HHDL), doanh nghiệp du lịch đề nghị tích cực tham gia Chương trình kích cầu du lịch quốc tế và nội địa.

Theo đó, chương trình kích cầu du lịch nội địa với thông điệp “Việt Nam an toàn” sẽ được triển khai trên phạm vi cả nước, từ tháng 3 đến tháng 8.2020. Đợt cao điểm dành cho khách du lịch nội địa dịp nghỉ hè, áp dụng với hành trình nội địa triển khai cho chương trình khởi hành trước ngày 31.5.2020.

Sở Du lịch/Sở VHTTDL các địa phương sẽ xây dựng kế hoạch hưởng ứng tham gia Chương trình; Có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm phí, lệ phí tham quan tại các khu, điểm du lịch do địa phương quản lý; tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch nội địa và người Việt Nam ở nước ngoài tới tham quan du lịch tại địa phương....

Chương trình kích cầu du lịch quốc tế sẽ được triển khai từ tháng 4 đến tháng 12.2020 với thông điệp “VietnamNOW”, ưu tiên tại các thị trường Đông Nam Á, Ấn Độ, Nga, Australia và châu Âu. 

Ngoài những giải pháp kích cầu và quảng bá, truyền đi thông điệp về "Du lịch Việt Nam an toàn" mà ngành đang bước đầu thực hiện, nhiều doanh nghiệp lớn cũng đề xuất những giải pháp tích cực và hữu ích để du lịch nước nhà có thể nhanh chóng phục hồi sau dịch, đặc biệt là tạo uy tín lâu dài với du khách, đem đến cho họ một hình ảnh Việt Nam mới mẻ, ngày càng hấp dẫn. 

Ông Đặng Minh Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group đề xuất, ở giai đoạn “sống chng với dịch”, Du lịch Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng các sản phẩm du lịch mới để cung cấp cho du khách nhiều lựa chọn tham quan, vui chơi giải trí. Trong đó, cần tạo điều kiện, đẩy nhanh tiến độ cấp phép các dự án cải tạo, xây dựng những sản phẩm du lịch, công trình mới, đặc biệt là các dự án, sản phẩm, dịch vụ vui chơi, giải trí về đêm nhằm thu hút du khách vui chơi, tiêu tiền. Cân nhắc tổ chức các sự kiện xúc tiến quảng bá riêng cho du lịch tàu biển để thu hút khách nhằm mục đích tìm kiếm, củng cố và mở rộng các thị trường tàu biển tiềm năng… Những giải pháp này sẽ góp phần tăng cường doanh thu du lịch, bù đắp lại thiệt hại do Covid-19 gây ra trong năm 2020.

Ở giai đoạn phục hồi sau dịch, ông Trường cũng nêu một số giải pháp đề xuất như: Ngành du lịch tập trung vào mục tiêu dài hạn để đảm bảo sự phục hồi bền vững, đồng thời khẳng định Việt Nam là điểm đến hấp dẫn bậc nhất trong khu vực; Tổ chức các chuyến FAM Trip, Presstrip quốc tế quy mô lớn, mời các KOLs, nhà báo du lịch, các doanh nghiệp du lịch quốc tế đến Việt Nam, trải nghiệm các điểm đến, sản phẩm du lịch hấp dẫn, để từ đó lan tỏa hình ảnh đẹp của du lịch Việt Nam đến bạn bè quốc tế; Triển khai mạnh mẽ các sự kiến lớn khắp cả nước như Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế, Carnival quốc tế, Lễ hội Mùa đông… tại nhiều điểm đến nổi tiếng để thu hút sự quan tâm của du khách.

Đại diện Sun Group nhấn mạnh: “Dưới góc độ một doanh nghiệp du lịch và là công dân Việt Nam, chúng tôi tự hào và biết ơn những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh đầy quyết liệt và kịp thời của Chính phủ trong thời gian qua, đưa Việt Nam trở thành điểm sáng trong công tác phòng chống và đẩy lùi dịch Covid- 19 trên toàn thế giới. Chúng tôi cũng tin tưởng rằng Chính phủ cũng sẽ sớm đề ra những chính sách và phương án hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn, thách thức để có thể khôi phục hoạt động du lịch trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, từ đó đạt được mục tiêu cao nhất mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra là không thay đổi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020”. 

H.H

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top