Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Hư cấu lịch sử trong tác phẩm văn học: Như thế nào là đủ?

Thứ Sáu 24/05/2019 | 10:56 GMT+7

VHO- “Mỗi người dân Việt phải hiểu lịch sử dân tộc mình và cách dễ tiếp cận nhất chính là thông qua các tác phẩm văn chương. Nhưng việc hư cấu trong tác phẩm văn chương có liên quan tới lịch sử như thế nào là đủ? Sự thật lịch sử có phải là sợi dây xích kìm hãm trí tưởng tượng của nhà văn?”.

 Đó là những câu hỏi được đặt ra tại buổi tọa đàm “Lịch sử trong văn chương: Từ sự thực tới hư cấu” vừa diễn ra tại Hà Nội.

Hãy lấy cảm hứng từ lịch sử

Những năm gần đây, nhiều tiểu thuyết lịch sử ra đời từ những cây bút lão làng như Nguyễn Xuân Khánh, Hà Văn Thùy, Nguyễn Mộng Giác, cho đến những cây viết trẻ như Hà Thủy Nguyên, Lưu Sơn Minh, Trường An… Trong số những tác giả này có người viết tiểu thuyết để tái hiện lại bức tranh lịch sử thời kỳ nào đó, có người lại muốn mượn văn chương, mượn lịch sử để gửi gắm vào đó những tư tưởng, những xu hướng mang tính chính trị của riêng mình. Nhưng cũng có người thông qua tiểu thuyết để gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình với những con người, những cái tên, những dáng hình chỉ còn sót lại trong vài trang sách của quá khứ. Tiểu thuyết của họ, vì thế mà không vướng bận những ham muốn thực dụng, càng không trở thành công cụ để tuyên truyền giáo điều xơ cứng đương thời.

Mới đây, cuốn tiểu thuyết lịch sử69 chương Từ Dụ thái hậu của nhà văn xứ Huế Trần Thùy Mai đãra mắt bạn đọc. Cuốn sách Viết về thời nhà Nguyễn nhưng nhân vật chính và xuyên suốt tác phẩm chính là bà Từ Dụ. Nhà văn Trần Thùy Mai đã viết tác phẩm này dựa vào ba yếu tố tư liệu: Chính sử, dã sử và dân gian. Dưới ngòi bút của nữ nhà văn Trần Thùy Mai, những câu chuyện trong hậu cung, chính trường nhà Nguyễn qua ba triều vua hiện lên một cách sinh động, hấp dẫn. Ngoài ra, văn hóa phong tục được gói trong các lễ nghi giao tiếp, trong các sinh hoạt cung đình và dân dã được mô tả rất tinh tế, rất Huế. Và nói như nhà văn Hoàng Quốc Hải, Từ Dụ thái hậu là một cuốn tiểu thuyết lịch sử hấp dẫn và trung thực lạ lùng.

Nhà văn Trần Thùy Mai cho rằng, nếu viết tiểu thuyết lịch sử mà chỉ dựa vào lịch sử thì đó là một thất bại của bất cứnhà văn nào. Hãy lấy những cảm hứng lịch sử, ám ảnh lịch sử để cầm bút viết nên tác phẩm.

Chỗ nào nhà sử học run tay thì nhà văn sẽ viết

Tại buổi tọa đàm, đa số các ý kiến của chuyên gia đều cho rằng, văn chương và lịch sử là cặp phạm trù luôn song hành, văn chương làm tăng tính thẩm mỹ, thêm phần lãng mạn khi truyền tải thông điệp lịch sử. Còn lịch sử cung cấp cho văn chương một nguồn cảm hứng dồi dào không bao giờ cạn. Những tác phẩm văn học có yếu tố lịch sử là những tác phẩm vừa truyền tải được thông điệp lịch sử vừa có tư tưởng, triết lý của nhà văn. Người đọc tiểu thuyết lịch sử cũng có nhiều loại. Có người đọc vì thích, có người đọc vì muốn thoát khỏi thực tại, có người đọc vì muốn tìm kiếm một góc nhìn mới mẻ hơn, lại có người tìm đến tiểu thuyết lịch sử vì thấy bản thân mình trong dòng chảy lịch sử đó. Nhưng dù là người viết hay người đọc, khi tiếp cận tiểu thuyết lịch sử, để không bị ngập trong bể tư liệu thì cần xác định rõ ranh giới giữa vốn hiểu biết, tư duy và khả năng tái hiện lịch sử của người viết với tư liệu và sự thật lịch sử.

Theo TS Trần Trọng Dương, việc hư cấu lịch sử trong văn chương là điều cần thiết. Mỗi nhà văn khi viết một tác phẩm văn chương có chất liệu lịch sử thì điều quan trọng không phải là yếu tố hư cấu hay sự thực lịch sử, mà điều quan trọng nhất là nhà văn đó nhìn về lịch sử và viết về lịch sử ấy như thế nào sao cho thật tinh tế và khéo léo. Đồng thời, người đọc khi đọc tiểu thuyết lịch sử cũng đừng quá khắt khe mà hãy nhìn sự thật chỉ là tương đối, như vậy để mở ra sự sáng tạo của văn chương.

Nhà văn Phạm Thúy Quỳnh cho rằng: “Văn chương và lịch sử có mối quan hệ mật thiết, ngôn ngữ văn chương áp dụng vào tìm tòi, giải mã tư liệu lịch sử để tạo nên tác phẩm cũng nhằm truyền tải tư tưởng cá nhân, nhân sinh quan của tác giả, nó luôn luôn mang tính chủ quan. Không có cái gọi là sự thực lịch sử mà chỉ có cái tiệm cận với sự thực lịch sử, nên việc đi tìm nó, đặc biệt, trong văn chương là bất khả”. Còn với quan điểm của nhà văn Đặng Hằng thì: “Khi đã viết một câu chuyện về lịch sử thì chắc chắn câu chuyện ấy sẽ bị giới hạn bởi lịch sử, không ít thì nhiều. Đó là các sự kiện, nhân vật, nếu như không muốn nói là cả kết cục của câu chuyện nữa. Đây có thể là một bất lợi nhưng đồng thời cũng là một lợi thế đối với người viết truyện có yếu tố lịch sử. Làm sao để kể lại một câu chuyện mà ai cũng biết kết thúc sao cho hấp dẫn cũng là một cái đích đáng để tôi phải tìm cách chinh phục. Việc nhà văn viết như thế nào, thành công hay không còn phụ thuộc nhiều vào văn phong và sự sáng tạo, sức tưởng tượng của mỗi người viết”.

Dưới góc độ một nhà dân tộc học, TS Tạ Đức cho rằng, nhà văn có quyền hư cấu để thuyết phục người đọc. “Với chúng tôi, khi viết lịch sử phải dùng một tư duy khác, cách viết khác, phải “nói có sách, mách có chứng”, nhiều khi cóquyền suy luận nhưng trong một giới hạn nhất định. Còn các nhà văn, họ đã mở rộng tầm nhìn lịch sử, truyền cảm hứng lịch sử đối với độc giả và thế hệ trẻ”, TS TạĐức chia sẻ. Hay nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương là “Ở chỗ nào nhà sử học run tay, thì ở chỗ đó nhà văn sẽ viết”.

 THANH NGỌC

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top