Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Cần có câu trả lời dứt khoát

Thứ Sáu 22/03/2019 | 10:39 GMT+7

VHO- Tôi rất thích câu nói của Karl Marx: “Tôn giáo là sự bất lực của trí óc con người trong việc xử lý những sự kiện nó không hiểu được”. Câu nói đó được tôi hiểu là: Khi con người gặp khó khăn trong cuộc sống, không lý giải được cuộc sống và thiếu vắng niềm tin, họ sẽ tìm đến với tôn giáo (và cả tín ngưỡng) như một sự giải thoát. Câu chuyện về tổ chức gọi vong, báo oán, giải nghiệp ở chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) có lẽ nên được đặt trong bối cảnh như vậy. 

Chùa Ba Vàng

 Từ đầu năm đến giờ, chúng ta đã được thấy rất nhiều phản ánh về vàng mã, dâng sao giải hạn, bùa chú, giờ là đến gọi vong ở chùa Ba Vàng. Có lẽ, có một câu chuyện gì đó nằm đằng sau, xuyên suốt tất cả những hiện tượng mê tín dị đoan này mà chúng ta cần phải có câu trả lời dứt khoát, mang tính bản chất, để những hiện tượng như vậy không chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác, từ hiện tượng này sang hiện tượng khác. 
Câu chuyện ở chùa Ba Vàng sẽ trở nên dễ hiểu hơn nếu được đặt trong bối cảnh xã hội tổng thể. Thứ nhất là câu chuyện thiếu vắng niềm tin trong xã hội. Rõ ràng, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhanh chóng trong những năm vừa qua đã là những tiền đề rất tốt để chúng ta có cuộc sống khá giả, tiện nghi hơn, làm tiền đề vật chất cho sự phát triển văn hóa - xã hội. 
Tuy nhiên, những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng để lại nhiều hệ lụy. Việc đề cao giá trị vật chất, cái tôi của cá nhân đi ngược lại với những giá trị tinh thần truyền thống, đề cao lợi ích cộng đồng. Luật pháp chưa hoàn thiện, chưa điều tiết hết được các hành vi trong xã hội khiến cho nhiều hoạt động trong xã hội được hiểu, xử lý theo nhiều cách khác nhau, từ đó khiến cho người dân chưa thực sự tin tưởng vào công cụ luật pháp; nhiều công cụ quản lý khác của Nhà nước, dù được ban hành nhưng không đi vào cuộc sống, khiến các quy định trở thành hình thức, và tạo ra cái mà chúng ta hay gọi là “nhờn luật”. 
Những tấm gương về đạo đức trong giai đoạn mới chưa đủ thuyết phục để định hướng nhận thức của nhân dân. Những tranh luận về hướng đi, triết lý phát triển văn hóa, những vấn đề quan trọng của đất nước… ít nhận được sự quan tâm, trong khi xã hội hướng đến nhu cầu giải trí, những thú vui ngắn ngủi, tạm thời… Tất cả khiến cho sự thống nhất về niềm tin khó/ không thể đạt được. Và đó là lý do quan trọng để một bộ phận người dân tìm đến với tôn giáo, tín ngưỡng như một sự giải tỏa. 
Thứ hai là hệ lụy của việc thiếu vắng niềm tin dẫn đến việc lợi dụng lòng tin đểtrục lợi của một bộ phận trong xã hội. Đầu năm nay, chúng ta đã từng nghe thấy việc nhiều người giả danh vô gia cư để nhận tiền từ thiện, một số người tự biến mình thành hoàn cảnh khó khăn để đón nhận lòng tốt của mọi người… Thông điệp tiêu cực đến từ những ví dụ như vậy đã làm xói mòn lòng tin vào điều tốt trong xã hội, khiến nhiều người dè dặt, thậm chí cảnh giác trong việc làm điều thiện. Ngoài ra, nhiều người đến với tôn giáo, tín ngưỡng vì những lý do bế tắc trong cuộc sống (như những gì Marx đã nói về tôn giáo). 
Có thể nói, bản chất của mọi tôn giáo, tín ngưỡng là tốt đẹp, đều hướng con người đến những giá trị căn bản của cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người đã lợi dụng tôn giáo để thỏa mãn nhu cầu “xoa dịu” con người. Ngay cả trong đạo Phật cũng vậy, bản chất của đạo Phật là vô thần, thoát tục và từ bi. Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam trả lời báo chí cũng nhấn mạnh, “Giáo lý nhà Phật không cóchuyện gọi vong”. Tuy nhiên, vẫn có những người đã sử dụng cơ sở thờ tự của đạo Phật – các ngôi chùa - để đánh vào tâm lýmong muốn được an ủi, đền bù hư ảo cho những mất mát, thiệt thòi, bế tắc, ẩn ức của người dân nhằm trục lợi. “Đồng tiền” hay những giá trị vật chất làm méo mó những giá trị đạo đức của tôn giáo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tôn giáo. 
Tôi cho rằng, một hình thức xử phạt nghiêm minh, mang tính chất làm gương sẽ giúp xã hội vững tin hơn vào những điều tốt đẹp của cuộc sống, giúp mỗi cá nhân hướng thiện, và giúp giữ gìn hoằng dương Phật pháp như mong muốn của tất cả người dân Việt Nam. 

 PGS.TS BÙI HOÀI SƠN 

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
Tuyển Việt Nam chốt danh sách 28 cầu thủ thi đấu với Indonesia

Tuyển Việt Nam chốt danh sách 28 cầu thủ thi đấu với Indonesia

VHO - Để chuẩn bị cho 2 trận đấu gặp đội tuyển Indonesia trong khuôn khổ bảng F vòng loại thứ 2 World Cup 2026 khu vực châu Á, tối 18.3, HLV trưởng Philippe Troussier đã công bố danh sách 28 cầu thủ của đội tuyển Việt Nam sẽ tham dự 2 trận đấu này.

Chi tiết
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top