Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

“Phải chuyển động thôi”

Thứ Sáu 01/03/2019 | 09:52 GMT+7

VHO- Nhận định việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp phát động Chương trình Sức khoẻ Việt Nam cho thấy sự quan tâm đặc biệt của người đứng đầu Chính phủ đối với một vấn đề được xem là thiết yếu đối với một quốc gia, một dân tộc và mỗi người dân, chuyên gia đầu ngành về thể thao Nguyễn Hồng Minh cho rằng sự quyết liệt của Thủ tướng sẽ khắc phục được tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” về vấn đề chăm sóc sức khoẻ, nâng cao thể lực, tầm vóc cho nhân dân.

 

 Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, HLV Park Hang Seo và các đại biểu đạp xe phát động Chương trình Sức khoẻ Việt Nam. Ảnh: THẾ CÔNG 

 Thể dục vẫn là môn phụ

“Tôi đi thực tế, quan sát tại nhiều địa phương thì thấy rằng việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam rồi Đề án nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam hay gọi tắt là Đề án 641 còn rất yếu. Ở lĩnh vực này vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” như Thủ tướng từng nói. Ngay như vấn đề phát triển về thể thao trong học đường cũng chưa được quan tâm đúng mức. Thể dục vẫn là môn phụ, giờ tập thể dục của các cháu vẫn chưa được chú trọng. Vấn đề này hầu hết các bộ, ngành, địa phương đều biết, các chuyên gia cũng đã nhiều lần bàn bạc nhưng việc thực hiện nói chung còn yếu nên tôi có cảm giác trước một vấn đề quan trọng như thế nhưng những hành động dường như chỉ mang tính hình thức”, vị chuyên gia này nói.

Ông Minh cũng cho rằng, việc phát triển thể thao học đường là rất quan trọng bởi đây là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển về thể chất của các em. Về vấn đề này, tại Lễ phát động, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết thời gian qua Bộ đã phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan tích cực triển khai nhiều đề án, chiến lược và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ từ nhận thức về dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực và vệ sinh cá nhân đến công tác tổ chức bữa ăn học đường ngày càng được quan tâm và từng bước được cải thiện.

Cần có chương trình cụ thể

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, công tác bảo đảm dinh dưỡng, tăng cường thể lực và vệ sinh cá nhân trong trường học còn gặp không ít khó khăn, bất cập. Công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp liên ngành ở một số địa phương còn chưa đồng bộ, chưa kiên quyết; Việc tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, giáo dục thể chất, vệ sinh cá nhân chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu. Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng học đường, vệ sinh trường học còn thiếu, chưa được đào tạo bài bản; Cơ sở vật chất, trang thiết bị, sân chơi, bãi tập, công trình nước sạch phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân, tăng cường hoạt động thể lực trong các trường học còn nhiều khó khăn, thiếu thốn... “Theo thống kê, hiện nay còn khoảng hơn 70% cơ sở giáo dục phổ thông chưa có sân chơi, bãi tập. Đây là thách thức rất lớn đối với ngành Giáo dục trong quá trình triển khai các hoạt động nâng cao sức khỏe cho học sinh, sinh viên”, Bộ trưởng Nhạ nói và đề ra 5 giải pháp cụ thể mà ngành Giáo dục sẽ triển khai trong thời gian tới. Trong đó có việc tổ chức tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học. Đổi mới nội dung chương trình giáo dục thể chất ở các cấp học theo hướng khắc phục bất cập của chương trình hiện hành, tạo sự hấp dẫn, hứng khởi hơn cho cả người dạy và người học. Tăng cường chỉ đạo các nhà trường vận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất sẵn có, tổ chức hiệu quả môn học giáo dục thể chất, đẩy mạnh việc thành lập, hoạt động các câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ bơi lội, võ cổ truyền trong nhà trường. Duy trì tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ cho học sinh sinh viên, đảm bảo 100% học sinh tham gia luyện tập thường xuyên, hằng ngày. Đẩy mạnh triển khai hiệu quả Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh cho rằng nếu Bộ GD&ĐT triển khai thực hiện được tốt những giải pháp như thế thì chắc chắn thể thao học đường sẽ có những bước tiến. Tuy nhiên cần có cơ quan giám sát việc tổ chức thực hiện không chỉ có chương trình của Bộ GD&ĐT mà còn với các chương trình khác thì hiệu quả mới thấy rõ được. “Thủ tướng đã có thái độ quyết liệt như thế rồi. Vấn đề giờ đây là các bộ, ngành, địa phương có quyết liệt để thực hiện hay không. Mà đã thực hiện là phải có chương trình hành động cụ thể, triển khai thực hiện cụ thể và có cơ quan giám sát thực hiện mới được chứ như việc triển khai thực hiện Đề án 641 rất khó khăn. Nhưng tôi tin rằng, ở chương trình này, Thủ tướng đã phát động như thế thì phải chuyển động thôi”, ông Minh nói. 

  Phát động Chương trình Sức khỏe Việt Nam, tổ chức vào sáng 27.2, tại trụ sở Bộ Y tế và các điểm cầu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi mỗi người hãy bắt đầu từ việc thực hiện và duy trì những hành vi, lối sống lành mạnh có lợi cho sức khỏe như giảm muối trong bữa ăn hằng ngày, ăn nhiều rau xanh, không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và điều quan trọng là thường xuyên vận động thể lực, rèn luyện thể dục… Nhắc lại “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng nhấn mạnh, sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân cũng như của toàn xã hội. Muốn giữ gìn, nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc thì phải đồng thời thực hiện tốt cả 3 yêu cầu cốt lõi là: Vệ sinh phòng bệnh, ăn uống điều độ, bảo đảm dinh dưỡng và rèn luyện thể lực thường xuyên. Việc bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe phải là trách nhiệm của mỗi người dân, từng gia đình, cả hệ thống chính trị.

 THU SÂM

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top