Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản: Người dân tự bảo vệ, nâng cao sức khoẻ của mình

Thứ Hai 17/12/2018 | 10:19 GMT+7

VHO- Theo thống kê, bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và hen phế quản có 30% nguyên nhân do di truyền, 10% do bệnh viện và 40% là do chính bản thân bởi thói quen lối sống ít vận động, hút thuốc lá, rượu bia…

Bệnh viện Bạch Mai khám sàng lọc và tư vấn miễn phí cho người dân có nguy cơ mắc bệnh COPD và hen phế quản

 Do đó, người dân cần tự bảo vệ, nâng cao nhận thức trong việc chăm sóc sức khoẻ bằng việc sống tích cực, tránh chất kích thích, tập thể dục thường xuyên.

Đây là thông điệp mà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra tại “Ngày hội truyền thông tăng cường nhận thức về phòng, chống bệnh COPD, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm” diễn ra ngày 16.12 tại Hà Nội. Tham dự buổi lễ có bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, lãnh đạo các Sở Y tế, Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện Lao và bệnh phổi; Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam và các đối tác quốc tế...

Các bệnh không lây nhiễm (tim mạch, huyết áp…) nói chung, COPD, hen phế quản nói riêng đang được giới y học trên toàn thế giới quan tâm đặc biệt bởi gánh nặng về bệnh tật, gánh nặng kinh tế và tử vong do bệnh gây ra vẫn tiếp tục gia tăng mặc dù đã có những bước tiến lớn trong chẩn đoán, điều trị và cố gắng nỗ lực trong quản lý.

Theo kết quả của các thống kê: COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 trên thế giới, gây ra cái chết cho hơn 3 triệu người trong năm 2012, tương đương với 6% của tất cả các trường hợp tử vong trên toàn cầu. Hơn 90% các ca tử vong xảy ra do COPD là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Theo dự đoán của WHO số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ tăng 3-4 lần trong thập kỷ này và dự đoán đến năm 2020 COPD sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3. Ở Việt Nam, theo những kết quả trong nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 4,1% ở người trên 40 tuổi, một nghiên cứu của nhóm các bác sĩ gia đình châu Á năm 2015 nhận định Việt Nam là nước có tần suất bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 9,4%, có xu hướng tiếp tục tăng cao do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường gia tăng…

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, COPD và hen phế quản đã và đang làm giảm chất lượng cuộc sống hằng ngày bởi những hậu quả do đợt kịch phát mà bệnh gây ra nếu không được kiểm soát; hậu quả là tử vong, tàn phế, hay các chi phí lớn khi nhập viện. Tuy nhiên người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản có thể sinh hoạt bình thường hoặc tương đối bình thường nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chương trình phòng chống COPD và hen phế quản thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, Bộ Y tế đã giao cho Bệnh viện Bạch Mai là đầu mối thực hiện nhiệm vụ này. Hiện nay chương trình đang tiếp tục hoàn thành giai đoạn 2 (2016-2020) thuộc Chương trình mục tiêu y tế dân số.

“Mỗi người dân cần tăng cường nhận thức về phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm, giảm thiểu các hành vi và các yếu tố nguy cơ. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao sức khỏe chú trọng vào tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân biết cách phát hiện sớm bệnh, tuân thủ điều trị tại nhà khi mắc bệnh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình nâng cao sức khỏe tại cộng đồng như: câu lạc bộ người bệnh không lây nhiễm, trường học nâng cao sức khỏe, nơi làm việc nâng cao sức khỏe, thành phố sức khỏe. Có như vậy, chúng ta mới có thể đạt mục tiêu đến năm 2025 là giảm 30% số người hút thuốc, giảm 10% số người uống rượu bia ở mức có hại, giảm 10% số người thiếu hoạt động thể lực, giảm 30% số người tiêu thụ muối/người, kiểm soát thừa cân béo phì xuống dưới 15%, kiểm soát tăng cholesterol dưới 35%, kiểm soát gia tăng huyết áp dưới 30%… như đã đề ra trong Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm”, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.

Tuy nhiên, qua thực tế triển khai dự án ở các địa phương trong việc khám chữa bệnh COPD và hen phế quản mạn tính, ngoài khó khăn về nguồn nhân lực còn có khó khăn về thuốc điều trị duy trì, nhất là cho các bệnh nhân nặng cần dùng nhiều thuốc nên chi phí điều trị duy trì cao, tuyến y tế cơ sở chưa đủ nguồn lực cấp cho bệnh nhân. Các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã cho thấy việc điều trị duy trì đúng sẽ làm giảm rất nhiều tổng chi phí do người bệnh ít phải vào nhập viện vì đợt cấp. Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đang phối hợp để người bệnh được điều trị đúng, đủ theo phác đồ ngay ở tuyến cơ sở, qua đó tiết kiệm chi phí của BHYT, của người bệnh, gia đình và xã hội, giảm tình trạng quá tải các bệnh viện trung ương. 

QUỲNH HOA

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top