Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Ba công trình y tế giành trọn giải thưởng Kiến tạo

Thứ Hai 10/12/2018 | 10:25 GMT+7

VHO- Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị phục hồi chức năng thận ở bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh; Phẫu thuật bảo tồn chi trong điều trị ung thư xương và Phát triển vùng dược liệu Diệp hạ châu tại Phú Yên là ba công trình khoa học ứng dụng thuộc hạng mục Kiến tạo đã được trao giải thưởng Kova năm 2018.

 Học trò chúc mừng PGS.TS Nguyễn Chí Dũng (ngoài cùng bên phải) nhận giải thưởng Kiến tạo

 Giải thưởng Kova được tổ chức hằng năm với nhiều hạng mục, trong đó giải thưởng cho hạng mục Kiến tạo nhằm đề cao giá trị nhân văn và ýnghĩa thiết thực mà các công trình mang lại cho xã hội. Đặc biệt năm 2018 ngành Y tế đã dành trọn ba giải thưởng cho hạng mục này.

Đứng đầu giải thưởng là công trình nghiên cứu chẩn đoán nguyên nhân và điều trị phục hồi chức năng ở bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh do PGS.TS.BS Trần Thị Bích Hương, Khoa Thận (Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM) làm chủnhiệm. Công trình có những phát hiện quan trọng góp phần bổ sung vào kiến thức y giới về suy thận tiến triển nhanh, đồng thời lần đầu tiên chẩn đoán được bệnh vi mạch huyết khối là nguyên nhân chủyếu làm thay đổi hoàn toàn hướng điều trị. Theo đánh giá chuyên môn, công trình mang lại hiệu quả đột phá giúp 60% bệnh nhân đưa vào nghiên cứu có thể ngưng chạy thận nhân tạo và hồi phục chức năng thận, giúp bệnh nhân tiết kiệm được hàng chục triệu đồng chạy thận nhân tạo; giảm bớt gánh nặng cho xã hội, đặc biệt ýnghĩa khi những người được cứu còn rất trẻ.

“Nếu chúng ta tìm cho họ được một giải pháp không phải chạy thận nhân tạo nữa nghĩa là chúng ta đã tăng được tuổi thọ cho họ và đưa họ về cuộc sống bình thường. Đặc biệt là giảm chi phí điều trị gấp 10 lần, tiết kiệm cho xã hội; bệnh nhân không phải sống trong cảnh vất va vất vưởng vì phải lọc máu nhân tạo”, PGS Trần Thị Bích Hương chia sẻ.

Giờ đây mong muốn của PGS.TS.BS Trần Thị Bích Hương và đồng nghiệp là được phổ biến việc chẩn đoán sớm bệnh suy thận tiến triển nhanh đến các cơ sở thực hành y khoa, nhằm gia tăng số lượng bệnh nhân được phát hiện sớm, đồng nghĩa với việc gia tăng số lượng bệnh nhân không phải chạy thận nhân tạo. Hướng nghiên cứu tương lai của các bác sĩ Khoa Thận - Bệnh viện Chợ Rẫy là tiếp tục nghiên cứu tìm những nguyên nhân gây suy thận khác ở Việt Nam vì tổng hợp nguyên nhân gây ra bệnh suy thận ở Việt Nam được các bác sĩ tiến hành năm 2012 cho thấy, hình thái nguyên nhân suy thận ở Việt Nam khác với các nước Âu - Mỹvới khoảng 30% bệnh nhân suy thận tại Việt Nam hoàn toàn không có đái tháo đường, không bị tăng huyết áp…

Giải thưởng cũng vinh danh PGS.TS Nguyễn Chí Dũng, nguyên trưởng Khoa Cơ xương khớp (Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM), Chủtịch Hội đồng khoa học Bệnh viện ITO - Sài Gòn với nghiên cứu phẫu thuật bảo tồn chi trong điều trị ung thư xương. Ông và cộng sự tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM là những người đầu tiên ở Việt Nam áp dụng thành công phương pháp điều trị giữtoàn tay, chân của bệnh nhân bị ung thư xương từ những năm 90.

Trước đây ở Việt Nam nhắc đến ung thư xương như một “án tử” vì phải rời chi, tháo khớp, cận kề cái chết cùng tâm lýnặng nề về thể xác và tinh thần cho bệnh nhân cũng như người thân. Tuy nhiên, sau đó khuynh hướng của thế giới là điều trị bảo tồn chi và PGS Nguyễn Chí Dũng bắt đầu tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu và trở thành kỹthuật thường quy từ năm 1990, càng về sau thực hiện càng nhiều hơn và số lượng bệnh nhân lên tới khoảng 1.000 người. Ngoài ra, ông còn mày mò sản xuất ra các dụng cụ phục vụ việc phục hồi chi với giá thành rẻ gấp 10 lần so với các nước trong khu vực.

Một nhà khoa học khác cũng được nhận giải thưởng Kiến tạo năm 2018 là kỹsư Lê Thị Tuyết Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu miền Trung. Kỹsư Tuyết Anh đã triển khai nghiên cứu và trồng, phát triển cây dược liệu an toàn tại vùng đất Phú Yên. Đây là nơi đầu tiên của Việt Nam trồng dược liệu Diệp hạ châu theo chuẩn an toàn của Tổ chức Y tế thế giới. Nghiên cứu đã mang lại lợi ích, thu hút các hộnông dân ở Phú Yên tham gia.

Từ một khu vực chỉcó nắng và gió vậy mà nơi đây sau một thời gian đã trở thành một cánh đồng dược liệu xanh mướt, góp phần cung cấp nguyên liệu chữa bệnh viêm gan B, men gan cao, thay thế thuốc nhập khẩu đắt tiền. Với tổng diện tích hàng chục hécta, cây dược liệu Diệp hạ châu đã mang đến thu nhập cho người nông dân tăng khoảng 5 lần so với trồng lúa, đồng thời hỗ trợ bà con xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường. “Tôi và nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một loài thực vật mới có độngọt gấp nhiều lần đường, có thể thay thế được đường làm từ mía để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Vào những năm tới đây, chúng tôi sẽ định danh và công nhận loại dược liệu này, sau đó tiến hành sản xuất”, kỹsư Tuyết Anh cho hay.

 QUỲNH HOA

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top