Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

28 Tháng Ba 2024

Hàn Quốc chia sẻ sở hữu trí tuệ hỗ trợ phát triển lụa Quảng Nam

Thứ Tư 28/11/2018 | 22:07 GMT+7

VHO- Trong thời gian 7 tháng, dự án chia sẻ sở hữu trí tuệ do Hàn Quốc hỗ trợ đã giúp ngành lụa Quảng Nam các nội dung rất cần thiêt như máy dệt lụa , thiết kế logo phục vụ cho việc xây dựng nhãn hiệu tập thể Mã Châu và tơ lụa của Quảng Nam, xây dựng phương án quảng bá thương hiệu cho sản phẩm lụa Mã Châu,  xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận "Quảng Nam" cho sản phẩm tơ lụa. 

Ngày 28.11, UBND tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (NOIP), Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Hiệp hội xúc tiến sáng chế Hàn Quốc (KIPA) tổ chức tổng kết dự án chia sẻ sở hữu trí tuệ "Hỗ trợ phát triển các sản phẩm lụa Quảng Nam".
Đồng thời tổ chức hội thảo “Mỗi làng một thương hiệu” nhằm đánh giá về những kết quả đạt được của dự án, chia sẻ kinh nghiệm để phát triển các sản phẩm tơ lụa Quảng Nam một cách bền vững, đặc biệt là hỗ trợ về công nghệ phù hợp trong kỹ thuật sản xuất dệt, nhuộm và các hoạt động quản lý, phát triển nhãn hiệu lụa Quảng Nam. 

tơ-lụa-hội-thảo
Quang cảnh hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân đánh giá cao các nội dung mà dự án đã hỗ trợ như máy dệt thoi, thiết kế logo, xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm tơ lụa Mã Châu, nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm tơ lụa Quảng Nam,…Đặc biệt, hiện Quảng Nam cũng đang triển khai nhiều kế hoạch để khôi phục, phát triển bền vững ngành dâu, tằm theo chuỗi giá trị nên những hỗ trợ rất cần thiết và phù hợp với nhu cầu của tỉnh. 
"Nghề trồng dâu, nuôi tằm tại huyện Duy Xuyên nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung với lịch sử hơn 500 năm, đây là nghề truyền thống mà trong quá khứ đã có những đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, do biến động về giá cả thị trường, công tác quy hoạch, tổ chức sản xuất, xúc tiến thương mại chưa tốt, đặc biệt là người dân địa phương chưa nắm bắt kịp thời, ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất cũng như những hạn chế trong hoạt động truyền thông, quảng bá giới thiệu sản phẩm, nên trong một thời gian dài, sự phát triển của nghề này gặp khó khăn", ông Tân nhấn mạnh.

tơ-lụa-trồng-dâu
Nghề trồng dâu nuôi tằm tại Quảng Nam thời gian qua gặp nhiều khó khăn 

Trong thời gian 7 tháng triển khai, dự án thực hiện các hoạt động cụ thể như: Phát triển máy dệt lụa  được chế tạo từ vật liệu phù hợp thông qua việc sử dụng Bằng sáng chế của Hàn Quốc. Cụ thể hỗ trợ lắp đặt máy dệt lụa công nghiệp Simbol và 150.000 dây heddle tại Công ty TNHH lụa Mã Châu để phát triển mặt hàng trơn truyền thống theo thiết kế sản xuất của máy với khổ vải rộng. Đồng thời  KIPO và KIPA đào tạo kỹ năng sử dụng, vận hành cho nhân viên công ty và đến nay đã sản xuất ra những sản phẩm như vải, khăn quàng cổ. 

tơ-lụa-dệt

Máy dệt lụa  được chế tạo từ vật liệu phù hợp do dự án hỗ trợ

Dự kiến trong thời gian đến, Công ty sẽ tích hợp, cải tiến đưa theo đầu xà hoa văn lắp đặt cho máy để phát triển dòng sản phẩm vải lụa hoa văn khổ lớn, tiết kiệm chi phí nguyên liệu và nhân công, hướng đến phân xưởng có 8-10 máy dệt hoa văn khổ lớn bằng máy công nghiệp.
Hỗ trợ xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận "Quảng Nam” cho sản phẩm tơ, lụa và thiết kế logo để xây dựng nhãn hiệu tập thể "Mã Châu” cho sản phẩm tơ, lụa.
Xây dựng phương án quảng bá thương hiệu cho sản phẩm lụa Mã Châu
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Quảng Nam” cho sản phẩm tơ, lụa của tỉnh
Thời gian tới, theo các cơ quan KIPA và KIPO, phía Hàn Quốc sẽ hỗ trợ thêm các công nghệ kỹ thuật dệt nhuộm, hỗ trợ xây dựng mô hình vận hành, quản lý, phát triển các nhãn hiệu sản phẩm cho Quảng Nam.

tơ-lụa-khung-dệt

Đại biểu tham quan mô hình máy dệt lụa do dự án hỗ trợ 

Tại hội thảo, các ý kiến cũng đề xuất đẩy mạnh các hoạt động để phát triển giá trị sản phẩm; tìm kiếm mở rộng thị trường nước ngoài. Đặc biệt sẽ kết hợp phát triển sản phẩm mang nhãn hiệu với việc phát triển du lịch. Cụ thể như:  Khôi phục các di tích liên quan đến ngành nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa – là những địa điểm thăm quan của du khách khi đến làng nghề.  Xây dựng các câu chuyện về nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa.  Tổ chức các khu trình diễn về nghề.Thiết kế, sản xuất các sản phẩm phục vụ du khách. Tổ chức các tour du lịch sinh thái như du lịch vườn dâu, tự du khách thao tác các công đoạn ươm tơ, dệt lụa,...

tơ-lụa-trình-diễn-hội-an
Một điểm trình diễn nghề lụa tại làng lụa Hội An được du khách ưa thích 

Dự án chia sẻ sở hữu trí tuệ được sự tài trợ của Chính phủ Hàn Quốc hướng tới mục tiêu hỗ trợ công nghệ phù hợp, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Ở Quảng Nam, dự án đã hỗ trợ phát triển máy dệt lụa và các nhãn hiệu liên quan có hiệu quả và thích hợp với Việt Nam. Các đơn vị tài trợ dự án là KIPO và KIPA; cơ quan thực hiện dự án tại Việt Nam là NOIP. Dự án thực hiện trong thời gian 7 tháng (tháng 5-11.2018) với kinh phí 200.000 USD. 

KHÁNH CHI
 

Print
Tags:

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top