Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Làng phải di dời, hàng chục trẻ phải học tạm tại nhà dân

Thứ Hai 02/09/2019 | 10:04 GMT+7

VHO- Năm học mới đã bắt đầu nhưng hàng chục trẻ mầm non tại xã Trà Mai (huyện miền núi Nam Trà My, Quảng Nam) vẫn phải học tạm ở nhà dân, và chưa thể biết được trường mình theo học khi nào mới hoàn thành.

Các em học sinh mầm non vẫn phải học tạm ở nhà dân trong những ngày đầu năm học mới

Gần 30 trẻ ở độ tuổi từ 3-5 tuổi đang theo học ở điểm trường mẫu giáo Long Bok (cũ) tại thôn 3 trước khi di dời trong những ngày đầu năm học mới này vẫn phải đang học tạm tại nhà dân ở nơi tái định cư. Giải thích về tình trạng này, ông Châu Minh Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Trà Mai cho biết, việc các trẻ mầm non của thôn 3 đang phải học tạm ở nhà dân xuất phát từ việc phải di dời làng đến khu tái định cư mới. Cụ thể, thời gian gần đây, 50 hộ dân ở thôn 3 (cũ) ngụ cư sát vách núi nằm trong khu vực bị đe dọa bởi nguy cơ sạt lở núi nên chính quyền địa phương phải tổ chức di dời về khu tái định cư để ổn định chỗ ở an toàn. Ông Nghĩa cũng cho hay, làng ở khu tái định cư mới cách làng cũ khoảng 3 cây số, khi tiến hành di dời nhà cửa thì người dân cũng triển khai việc di dời luôn cả điểm trường mầm non Long Bok (cũ) về làng mới.

“Tuy nhiên, vì trường được dựng bằng gỗ và trải qua nhiều năm sử dụng nên đã xuống cấp. Do vậy dù đã đưa được điểm trường cũ đến địa điểm mới nhưng để đảm bảo an toàn cho trẻ, địa phương buộc lòng phải mượn tạm nhà dân để phục vụ dạy học trong thời gian chờ đợi sửa chữa lại trường”, ông Nghĩa nói. Trao đổi với Văn Hóa về vấn đề này, Phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My cho biết, Phòng đã nắm được thông tin và tiến hành khảo sát hiện trạng của điểm trường này và hiện cũng đang cố gắng tìm cách để các trẻ mầm non ở thôn 3 có ngôi trường mới khang trang, an toàn cho năm học mới. Việc các cháu sinh hoạt và học tập ngay trong các nhà dân thật sự là bất tiện và cần khắc phục nhanh chóng tình trạng này. Hiện địa phương cũng đang kêu gọi các Mạnh Thường Quân hỗ trợ kinh phí để sớm xây dựng cho các cháu có ngôi trường mới kiên cố hơn.

 Trường Long Bok (cũ) được di dời về làng tái định cư mới nhưng chưa thể hoạt động vì xuống cấp, mất an toàn cho trẻ

Câu chuyện ở trường Long Bok cũng là một trong những minh chứng về nỗi lo thiếu trường, thiếu giáo viên ở các điểm trường miền núi của tỉnh Quảng Nam vào mỗi mùa khai giảng năm học mới. Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam cho biết, thời gian qua giáo dục miền núi của tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể nhờ nhiều chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ đối với người học của Trung ương và của tỉnh. Trong năm học mới 2019 - 2020, cùng với sự quan tâm của tỉnh và địa phương, ngành giáo dục đã chủ động chuẩn bị về cơ sở vật chất và nhân lực, khắc phục khó khăn đảm bảo công tác dạy và học

Tuy nhiên, trên thực tế thì ở nhiều vùng miền núi, điều kiện học tập, trường lớp, ăn ở bán trú cho các em học sinh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chưa kể, có nhiều nóc, nhiều thôn chỉ có vài ba học sinh cùng độ tuổi, bố trí giáo viên không được, còn tập trung về điểm trường xã thì khó khả thi do khoảng cách đi lại giữa điểm trường với các khu dân cư khá xa và rất hiểm trở nên phải tổ chức các điểm trường với các lớp học ghép. 

KHÁNH CHI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top