Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Quảng Bình quay quắt với nắng hạn

Thứ Sáu 14/06/2019 | 13:58 GMT+7

VHO - Từ đầu năm đến nay, thời tiết nắng nóng đã khiến nhiều ao hồ ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cạn trơ đáy. Với lại, trời ít mưa nên nhiều diện tích cây trồng vụ hè thu ở địa phương này đang khô héo… Người dân Quảng Bình đang quay quắt với nắng hạn.

Nhiều diện tích lúa của người dân thị xã Ba Đồn thiếu nước tưới

Đến thời điểm tháng 6.2019, do thời tiết nắng nóng, khô hạn nên có nhiều hồ đập ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình mực nước đã xuống mức thấp nhất, không thể phục vụ tưới tiêu. 

Bà Trần Thị Hồng ở xã Quảng Phương (huyện Quảng Trạch) nhìn cánh đồng lúa chuyển đổi khô cháy; những vạt rau thiếu nước úa vàng, ngọn héo rũ dưới cái nắng mà xót xa. Giọng buồn buồn, bà Hồng cho biết: “Nhà có 5 sào ruộng thì chỉ làm được một vụ vì thiếu nước. Có gần 2 sào chuyển qua trồng dưa thì hạn quá chết khô hết. Tiền công cán, tiền giống cũng mất gần 3-4 triệu đồng rồi”.

Quảng Phương là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng của tình trạng hạn hán. Diện tích lúa gieo cấy đạt 480 ha. Đến thời điểm này, đã có gần 300 ha thiếu nước. Trên cánh đồng thôn Tô Xá rộng hàng chục ha, ruộng khô nứt nẻ, cây lúa sém vàng.

Ra thăm lúa, ông Đương ngồi thụp giữa đám ruộng, thò bàn tay xuống khe nẻ để đo độ sâu rồi ngước lên nhìn trời rát nắng: “Nếu thêm tuần nữa mà không có mưa là lúa chết khô hết”.

Trên con đường nhựa đi từ xã Quảng Lưu lên Quảng Phương, hai bên đường là hàng trăm ha ruộng 2 vụ thiếu nước không gieo cấy được nằm trơ mình dưới nắng nóng. Ngoài ra, tại các xã Quảng Thạch, Quảng Tiến…, cơ bản diện tích lúa cũng đang bị hạn nặng. Tuyến kênh Kênh Kịa dài hơn 15 km có nhiệm vụ tiêu lũ và tích nước phục vụ gieo cấy vụ hè-thu cho các địa phương trong huyện Quảng Trạch đã cạn khô toác nên không thể cứu hạn cho đồng ruộng.

Chúng tôi về thôn Tam Đa (xã Quảng Lưu, Quảng Trạch) nơi có gần 460 hộ dân, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu dùng nước giếng. Ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng thôn cho hay, toàn bộ giếng nước của bà con đều cạn do năm nay nắng hạn đến quá sớm. Trong thôn có 3 giếng làng từ lâu đời, những năm hạn nặng vẫn không khô nước. Giữa trưa, ông Nguyễn Chiến vẫn đội nắng ra lấy nước. Vất vả một hồi mới lấy được gánh nước, ông lại tất tả gánh về. Đứng bên giếng nước, ông Hùng rất lo lắng vì có thể thêm tuần nữa là giếng sẽ cạn, người dân không biết xoay xở ra sao.

Để có nước sinh hoạt, nhiều hộ dân vùng cồn bãi sông Gianh phải mua nước từ các đò lấy trên thượng nguồn

Ông Nguyễn Xuân Đạt, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch cho biết, trước tình hình hạn hán xảy ra trên địa bàn huyện khiến hàng trăm hecta lúa và hoa màu có nguy cơ mất trắng, UBND huyện cũng đã chỉ đạo các lực lượng bố trí 14 trạm bơm từ các hồ, đập để cứu lúa. Tuy nhiên, với việc các hồ đập đang cạn dần và thời tiết nắng nóng nên có thể nhiều diện tích lá sẽ bị mất trắng nếu không có mưa.

Không chỉ ở huyện Quảng Trạch, nhiều diện tích lúa ở các địa phương trên địa bàn huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa, thị xã Ba Đồn, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) cũng bị hạn hán nặng nề. Ông Nguyễn Văn Khánh, Trưởng phòng Kinh tế, UBND Thị xã Ba Đồn cho biết, do nắng nóng kéo dài, không có mưa nên hiện nay trên địa bàn TX. Ba Đồn có 207,42ha lúa gặp nguy cơ hạn, không có nước để dặm tỉa.

Trước tình hình hạn hán xảy ra trên diện rộng ở Quảng Bình, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tỉnh Quảng Bình đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, các ngành tăng cường các giải pháp tích trữ nước chống hạn, xâm nhập mặn; dùng các cụm bơm dã chiến, tận dụng nước của ao hồ, sông suối tự nhiên để bơm tưới; có biện pháp điều tiết nước cho từng đợt tưới, đảm bảo hiệu quả.

PHẠM PHÚ

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top