Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Nghiện games là một bệnh...

Thứ Tư 12/06/2019 | 09:06 GMT+7

VHO- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức bổ sung chứng nghiện trò chơi điện tử là một bệnh lý trong danh sách cập nhật phân loại bệnh quốc tế (ICD).

Theo WHO, nghiện games là một bệnh về tâm thần. Đây là cảnh báo cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục con của mình. Hiện nay, nhiều gia đình không quan tâm đến việc này, phụ huynh thường dỗ dành con cái bằng cách đưa điện thoại thông minh hay iPad để các con chơi

 Nhiều lần như vậy sẽ trở thành thói quen khó bỏ, nếu cứ chiều chuộng con theo cách này sẽ tác hại vô cùng nghiêm trọng, làm cho các em bị lệ thuộc, không biết tiếp xúc, ứng xử với môi trường xung quanh, nếu không ngăn chặn thì ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần là điều không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó, dịp hè, nhiều học sinh đều có kế hoạch cho kỳ nghỉ bổ ích, thư giãn, vui chơi thoải mái sau một năm học vất vả. Thế nhưng, vẫn còn một bộ phận học sinh trong thời gian hè thường tìm đến các trò chơi games và lạm dụng nó quá mức nên đã ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của mình. Nếu phụ huynh không có cách kiểm soát thì các em sẽ có biểu hiện nghiện như thèm chơi games, chơi games liên tục không nghỉ… sẽ mất thời gian, bỏ bê việc học tập, công việc và rèn luyện các kỹ năng sống.

Vậy nên, các bậc phụ huynh không nên để con mình dành quá nhiều thời gian để chơi games mà phải bắt các em rèn luyện sức khoẻ, tham gia học tập và làm những việc có ích. Thời gian nghỉ hè, đừng quan niệm xong việc học thì các em muốn làm gì thì làm, muốn chơi gì thì chơi… Nghỉ hè chỉ là nghỉ học, nhưng các em phải học nhiều thứ khác như học các môn năng khiếu hoặc dù có đi du lịch đi chăng nữa thì nó vẫn là thời gian trải nghiệm về cuộc sống… để tái tạo sức lực cho năm học mới. Đồng thời, trong dịp hè, nhiều học sinh phải tranh thủ phụ giúp cha mẹ, có trường hợp phải đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập để phụ giúp gia đình và trang trải chi phí học tập trong năm mới.

Để có một mùa hè bổ ích, mỗi học sinh tự biết cách xây dựng kế hoạch cho riêng mình trên cơ sở định hướng của cha mẹ. Và, các em vẫn được quyền sử dụng điện thoại thông minh hay iPad để có thể giải trí và chơi games nhưng đừng lệ thuộc vào nó, không để nó chi phối cuộc sống của mình. Các em phải biết thứ tự các công việc ưu tiên phải làm, sau đó mới chơi games và phải đảm bảo thời gian hợp lý. Có như vậy, mới cảm thấy thoải mái, vừa đảm bảo sức khoẻ về thị lực, vừa phòng tránh bệnh tâm thần do chứng nghiện games gây ra. 

ĐỖ VĂN NHÂN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top