Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Chuyên gia tâm lý dạy bạn cách giải quyết nỗi lo trước kỳ thi đại học

Thứ Năm 30/05/2019 | 08:43 GMT+7

VHO- Sự lo lắng trong khi thi thường được biểu hiện như sau: run tay, đánh trống ngực, đổ mồ hôi và cảm thấy đầu óc trống rỗng.

Ảnh minh họa. (Nguồn: hartsteinpsychological.com)

Trước kỳ thi quan trọng, nhiều em học sinh sẽ xuất hiện các triệu chứng như khó ngủ, mất tập trung và nóng nảy; trong lúc thi thì run tay, đánh trống ngực, đổ mồ hôi và có cảm giác đầu óc trống rỗng; sau kỳ thi lại cảm thấy lo lắng khi chưa có kết quả. Vậy nên làm gì nếu gặp phải tình huống trên?

Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia tâm lý được đăng tải trên trang mạng Hoàn cầu của Trung Quốc.

Lo lắng vừa phải là một điều tốt

Theo bác sỹ, trạng thái tâm lý ổn định có lợi cho các sỹ tử. Nhưng vấn đề tâm lý phổ biến nhất mà các bạn học sinh gặp phải trong mùa thi là sự lo lắng.

Lo lắng thi cử được chia thành lo lắng trước khi thi, lo lắng trong khi thi và lo lắng sau khi thi.

Lo lắng trước kỳ thi thường được biểu hiện như: trước kỳ thi quan trọng, học sinh hồi hộp, mất ngủ, không tập trung, không thể học và bồn chồn; một số trẻ cảm thấy lạ lẫm với những điều chúng đã học và không thể nhớ nổi kiến thức; một số trẻ cũng có biểu hiện cáu kỉnh bất thường và dễ nổi nóng ở nhà.

Sự lo lắng trong khi thi thường được biểu hiện như sau: sau khi nhận được giấy thi thì tay bắt đầu run, đánh trống ngực, đổ mồ hôi và cảm thấy đầu óc trống rỗng.

Lo lắng sau khi thi thường được biểu hiện như sau: sau kỳ thi, lo lắng về các câu trả lời, mỗi ngày đứng ngồi không yên tâm và chờ đợi kết quả được công bố.

Người ta ít quan tâm đến chuyện lo lắng sau kỳ thi mà trọng tâm chính là sự lo lắng trước và trong khi thi.

Bác sỹ tâm lý cho rằng lo lắng thi cử là một trạng thái bình thường, và hầu hết mọi người đều như vậy. Điều này cho thấy rằng bạn coi trọng kỳ thi. Mọi người sẽ chuẩn bị cẩn thận cho các kỳ thi mà họ cho là quan trọng, và sự coi trọng này sẽ giúp có được kết quả tốt hơn. Do đó, lo lắng vừa phải có lợi cho các thí sinh.

Làm thế nào để giải quyết lo lắng?

Đầu tiên, chúng ta phải nhận ra rằng sự lo lắng là một trạng thái bình thường, và hầu hết mọi người đều như vậy.

Trước kỳ thi đại học 1 hoặc 2 tháng, bạn cảm thấy bạn không thể đọc thêm được bất cứ thứ gì nên rất lo lắng. Trên thực tế, những người khác cũng như vậy.

Thứ hai là hạ thấp mục tiêu. Kỳ thi tuyển sinh đại học không phải là lối thoát duy nhất. Các thí sinh nên hạ thấp kỳ vọng của mình cho kỳ thi này. Điều họ cần trong cuộc sống là liên tục và không ngừng làm việc chăm chỉ, không phán xét sự thành công hay thất bại qua một bài kiểm tra.

Thứ ba là không cố gắng theo đuổi một trạng thái tâm lý ổn định. Cố tình theo đuổi sự an tâm rất dễ phản tác dụng. Bác sỹ tin rằng mặc dù trạng thái tâm lý có tác động đến kỳ thi, nhưng đó không phải là yếu tố quan trọng nhất.

Cần phải nói rằng kết quả kiểm tra của hầu hết mọi người đều phù hợp với kết quả học tập của họ. Kỳ thi tuyển sinh đại học là bài thi tổng kết cả quá trình học tập trong suốt 12 năm qua. Vì vậy, kết quả không thể thay đổi qua một đêm. Các tuần cuối cùng trước kỳ thi cũng không khiến kết quả thay đổi quá lớn.

Thứ tư, làm tốt các kế hoạch ôn tập. Gần tới kỳ thi, đừng luôn nghĩ về kết quả là gì, sống trọn vẹn từng khoảnh khắc và làm những gì bạn nên làm mỗi ngày.

Cách tiêu tan chứng mất ngủ trước kỳ thi

Theo bác sỹ, chứng mất ngủ phổ biến hơn ở những học sinh lo lắng quá mức. Chẳng hạn, sau khi đi ngủ, bộ não chứa đầy những đề toán, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Để đối phó với tình huống này đòi hỏi sự kết hợp giữa học tập và nghỉ ngơi, hãy cố gắng dành thời gian để tập thể dục hoặc nghe nhạc.

Bác sỹ nói rằng nhiều trẻ em bị mất ngủ một ngày trước kỳ thi. Mất ngủ cũng là bình thường khi đối mặt với kỳ thi quan trọng vào ngày hôm sau.

Vào lúc này, bạn nên cho chúng biết chỉ cần nằm xuống là nghỉ ngơi, không nhất thiết phải ngủ.

Sau khi lên giường, có thể nghe nhạc, đọc một số sách thư giãn hoặc suy nghĩ về những điều thú vị khác để thư giãn. Đừng coi nhu cầu ngủ là một gánh nặng tâm lý.

Người bình thường cũng sẽ không ngủ được trong các kỳ thi quan trọng như kỳ thi tuyển sinh đại học. Trong tình huống căng thẳng này, mọi người sẽ hưng phấn hơn.

Theo bác sỹ, nhiều người đã không ngủ ngon vào đêm trước ngày thi đại học, nhưng cũng chẳng có nhiều người ngủ trong lúc làm bài thi. Đây là một phản ứng căng thẳng, vì vậy cứ thuận theo tự nhiên.

Bác sỹ nói rằng mất ngủ là một triệu chứng nhẹ của chứng lo lắng. Các triệu chứng nặng hơn bao gồm buồn nôn, nhức đầu, không thể đến trường, đi tiểu thường xuyên...

Làm thế nào khi trẻ nổi nóng?

Cha mẹ nên hiểu rằng đây là biểu hiện của sự lo lắng ở trẻ. Lúc này, cha mẹ nên cố gắng không chỉ trích chúng, động viên nhiều hơn và khoan dung hơn với trẻ.

Làm gì với sự lo lắng trong phòng thi?

 Sau khi vào phòng thi, một số học sinh sẽ bị run, đổ mồ hôi và đánh trống ngực. Bạn đọc đi đọc lại các câu hỏi nhưng vẫn không hiểu. Ngay cả một số câu hỏi đơn giản đầu tiên cũng không thể xử lý. Kết quả là, bạn sẽ lo lắng hơn.

Ảnh minh họa. (Nguồn: sciencenews.org)

Bác sỹ khuyên rằng tại thời điểm này, bạn có thể tiếp tục "giải quyết vấn đề" với sự lo lắng. Nói chung, sự lo lắng này sẽ không kéo dài trong một thời gian dài. Sau một thời gian, bạn sẽ dần đắm mình trong các đề bài và bạn sẽ bình tĩnh lại. Sau khi hết lo lắng, bạn có thể quay lại và làm những câu hỏi mà trước đó bạn không hiểu.

Đối với những đề thi chưa biết cách làm, bác sỹ nói rằng học sinh cần tránh tình trạng càng không hiểu, càng nhìn nó nhiều, và càng nhìn nó nhiều, càng lo lắng.

Ngoài ra, bài thi sẽ thể hiện năng lực thường ngày của học sinh. Ví dụ, bạn thường có điểm trung bình và bạn không nên quá kỳ vọng có thể làm được hết các câu hỏi. Khi bạn đặc biệt lo lắng trong phòng thi, bạn có thể hít một hơi thật sâu và tiếp tục làm câu hỏi tiếp theo.

Cha mẹ cần làm gì để bớt lo lắng?

Cha mẹ cũng rất dễ bị lo lắng. Nhiều bậc phụ huynh chú trọng đến việc giáo dục con cái của họ ngay từ khi mang thai, và cố gắng chọn cho con cái những trường học tốt nhất. Nuôi con 18 năm cũng là 18 năm nỗ lực học tập cùng con.

Bác sỹ nói rằng trước tiên cha mẹ phải bình tĩnh và học cách kiểm soát cảm xúc của mình. Để trải qua kỳ thi tuyển sinh đại học một cách nhẹ nhàng, phụ huynh đừng nghĩ về nó, đừng nghĩ đây là sự quyết định cuộc sống của con bạn.

Đồng thời, phụ huynh cũng nên hạ thấp mục tiêu của mình. Kỳ thi tuyển sinh đại học là bài kiểm tra tóm tắt về tình hình học tập dài hạn của học sinh và kết quả không thể thay đổi chỉ sau một đêm.

Ngoài ra, trong thời gian chuẩn bị, cha mẹ không nên tỏ ra quá quan tâm đến con cái. Ví dụ, một số cha mẹ bắt đầu nấu nhiều món ăn ngon cho con cái họ. Một số người nhận ra rằng họ không nên thể hiện sự lo lắng trước mặt con, họ luôn an ủi con cái. Nhưng trên thực tế, trẻ cũng sẽ hiểu được rằng cha mẹ sợ rằng chúng sẽ không làm tốt.

Bởi vì bạn quan tâm quá nhiều đến con bạn, bạn cũng sẽ gây áp lực cho con. Vì vậy, phụ huynh cần giữ sự quan tâm vừa phải. Ví dụ, bạn chỉ cần lưu tâm đến vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng một cách hợp lý, đừng làm vấn đề trở nên quá phức tạp. Bạn càng chú ý đến trẻ, càng dễ mang lại sự lo lắng cho trẻ.

Ngoài ra, gia đình phải duy trì bầu không khí bình yên, không nên có những cuộc cãi vã giữa vợ và chồng. Một số cha mẹ rất tức giận khi thấy con cái họ nghỉ ngơi hoặc chơi game. "Còn vài ngày nữa là thi rồi mà vẫn chơi game, khi nào thi xong chơi thoải mái." Bạn có thấy quen với những câu nói như vậy không? Đây là những gì cha mẹ thường nói với những đứa con sắp bước vào kỳ thi thi quan trọng.

Trong trường hợp này, những câu nói như vậy không hề có ích. Thực tế, thói quen của trẻ đã được hình thành từ lâu. Do đó, cha mẹ nên kiểm soát căng thẳng và giữ cho gia đình trong một bầu không khí thoải mái và dễ chịu.

Các cặp vợ chồng nên cố gắng chuyển hướng sự chú ý của họ sang thứ khác. Ví dụ, đi ra ngoài tập thể dục và đừng nói về kỳ thi tuyển sinh đại học.

TTXVN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top