Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Ấm lòng với suất cơm 2.000 đồng

Thứ Sáu 17/01/2020 | 11:11 GMT+7

VHO-  Trong thời buổi vật giá leo thang, cầm 2.000 đồng trong tay, nhiều người còn nói không đủ để mua bất cứ thứ gì. Nhưng tại quán cơm An Phúc (381 Giải Phóng, Hà Nội), bất cứ ai khi đến với số tiền này đều có thể mua được suất cơm từ thiện với đầy đủ tôm, cá, thịt, rau và cả món tráng miệng.

 Các thành viên trong quán cơm An Phúc luôn tay phục vụ bà con

Gần 11 giờ trưa, tại quán cơm An Phúc đã có khá đông người đứng xếp hàng chờ mua cơm. Dù chỉ là quán cơm nhỏ, phát từ thiện nhưng hoạt động không thua kém những nhà hàng chuyên nghiệp. Người phát số, người đơm thức ăn, người dọn dẹp, tất cả trở thành một dây chuyền khép kín. Khách tìm đến quán cơm ngày một đông, khối lượng công việc cũng có phần nhiều nhưng trên gương mặt những người phục vụ vẫn không quên nở nụ cười.

Nhâm nhi tách trà nóng chờ đến lượt, bà Phan Thị Tựu (Can Lộc, Hà Tĩnh) tỏ ra tiếc nuối khi không biết đến quán cơm sớm hơn. Hơn một tháng lặn lội từ miền quê nghèo lên Hà Nội chăm cháu không may mắc phải căn bệnh quái ác ung thư máu, số tiền bà vay mượn từ người thân cũng cạn kiệt dần. Quán chỉ mở một lần vào trưa thứ 7 hằng tuần nhưng đây cũng là nguồn động viên khiến bà ấm lòng: “Quán cơm thật sự có ý nghĩa với những người nghèo như chúng tôi. Từ xa lên đây, tiền không có nên bản thân cũng chẳng dám ăn cái gì vì sợ tiêu phải tiền thuốc men của cháu. Cầm 10.000 đồng ra các quán cơm bình thường thì họ không bán. Ở quán cơm An Phúc, một suất cơm có vài nghìn nhưng lại nóng hổi, đầy đủ chất dinh dưỡng”.

Số tiền mà khách hàng bỏ ra cho mỗi phần cơm chỉ 2.000 đồng nhưng lại chất lượng với đầy đủ các món như trong bữa cơm gia đình. Đến đây dù là ai, người có hoàn cảnh ra sao cũng đều được tiếp đón niềm nở, chu đáo, tạo không khí thân mật như những thành viên trong gia đình. Đây cũng là nguyên tắc mà chị Trần Thị Hường, phụ trách quán cơm đặt ra. “Nhiều người khi đến đây tỏ ra mệt mỏi vì hoàn cảnh của họ quá khó khăn, nhất là với những người bệnh, người lao động chân tay. Chính vì vậy, khi mở quán chúng tôi mong muốn khi về với An Phúc là về với gia đình. Mỗi phần cơm sẽ đều là nguồn động viên mà chúng tôi gửi đến người có hoàn cảnh khó khăn để họ có động lực vươn lên trong cuộc sống”, chị Hường chia sẻ.

Được biết, quán cơm An Phúc bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 6.2018. Quán cơm nằm trong những dự án thuộc CLB cùng tên. Với mỗi buổi phát cơm từ thiện, quán cơm phục vụ hàng trăm suất cơm 2.000 đồng cho những người lao động nghèo và người bệnh. Theo anh Chu Việt Hà, chủ nhiệm CLB thiện nguyện An Phúc, thực chất, 2.000 đồng chỉ là tên chung để mọi người khi đến đây không có cảm giác là cơm từ thiện hay sự thương hại. Sau khi nhận cơm, mỗi khách hàng có thể bỏ tiền vào chiếc hòm hoặc không, miễn sao họ thấy thoải mái tinh thần. Còn về kinh phí hoạt động, nhóm đã và đang tích cực đi vận động từ các nguồn xã hội hóa cũng như trích từ quỹ của CLB.

Hoạt động không lợi nhuận, thậm chí nhiều phần cơm còn phát miễn phí nhưng các thành viên trong quán vẫn đặt tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như dinh dưỡng lên hàng đầu, dẫu chi phí bỏ ra không phải nhỏ. Để làm được điều này, ngay từ thứ 5, các thành viên đã phải lên thực đơn sao cho phong phú, không bị rập khuôn bởi thực đơn từ tuần trước. Một nhóm cũng sẽ đi từ 5 giờ sáng ra các chợ đầu mối để có được thực phẩm tươi, sạch nhất. Không những vậy, quán cơm cũng nhờ tới đầu bếp chuyên nghiệp để đảm bảo mọi phần ăn khi đến tay khách hàng sẽ có chất lượng tốt nhất.

NAM ANH

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top