Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Mẹ đơn thân hơn 1 năm đi tìm công lý cho con ở Quảng Ninh: Khởi tố vụ án

Thứ Năm 21/11/2019 | 23:38 GMT+7

VHO-Tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, ngày 15.11 cơ quan này đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc hành chính”  xảy ra ngày 3.3.2018 tại khu 7, phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Nạn nhân là bé D.N.H (sinh năm 2016), khi đó đang học tại lớp mầm non tư thục Phương Nam (khu 7, phường Nam Hòa) thì bị đưa đi cấp cứu trong tình trạng tím tái, co giật, sùi bọt mép, má phải có hai vết bầm tím... (theo Giấy chứng nhận thương tích của Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển – thị xã Uông Bí). Trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhi, các bác sĩ đã chuyển tuyến lên Bệnh viện hữu nghị Việt Đức (Hà Nội). Tại đây, bé được chẩn đoán tụ máu màng cứng bán cầu não trái và được chỉ định mổ, sau ca mổ, bé bị di chứng liệt nửa người bên phải.

Chị Vũ Thị Hương và luật sư Nguyễn Anh Thơm (ngoài cùng bên phải) làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh

Mặc dù đã diễn ra hơn một năm, nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, cơ quan công an vẫn chưa có kết luận điều tra vụ việc, dù kết luận giám định tổn thương sức khỏe của bé H. của Trung tâm Giám đình pháp y (Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh) là 64%. Chị Vũ Thị Hương (mẹ bé D.N.H cho biết), sau khi ra viện, gia đình đã cố gắng chữa trị, phục hồi chức năng nhưng  bé đến nay vẫn trong tình trạng chậm nói, tay phải không cầm nắm được. Cách đây nửa tháng, gia đình đã đưa bé đi khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, bác sĩ cho biết cần phải đưa bé đi khám tại Bệnh viện Việt Đức để đánh giá mức độ tổn thương ở não, nếu phần não bị teo thì tay bé không thể phục hồi được.

Liên quan đến việc chậm trễ giải quyết những vụ việc xâm hại trẻ em, ông Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) cho rằng các vụ việc này  thường bị đưa vào tình trạng bốn chữ  “D”. Delay: làm trì hoãn vụ việc; Deny: phủ nhận, từ chối vụ việc; Device:  phân tán, chia nhỏ vụ việc; Dismiss: bỏ qua vụ việc. Hiện nay hệ thống tư pháp trẻ em và vị thành niên chưa hoàn thiện nên trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ, trách nhiệm phải hoàn thành nhiệm vụ chưa được quy định. Đáng lẽ ra, khi được giao nhiệm vụ điều tra, xét hỏi về các vụ xâm hại trẻ em, cá nhân phải làm tròn nhiệm vụ, nếu ai không làm tròn, người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhưng luật pháp của Việt Nam chưa quy định về trách nhiệm cá nhân, do đó, kể cả khi có hậu quả xảy ra thì trách nhiệm thuộc về tập thể, về người đứng đầu. “Mặc dù chúng ta đã có Nghị quyết về trách nhiệm của người đứng đầu nhưng cho đến nay vẫn chưa ai bị làm sao cả. Đây cũng là vấn đề của ngành thực thi pháp luật của chúng ta”, nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em nhấn mạnh.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em

Đánh giá về việc chậm trễ trong điều tra, giải quyết vụ xâm hại bé D.N.H, ông Nguyễn Trọng An cho rằng, vụ việc ít nhất đã rơi vào hai chữ “D” đầu tiên là Delay và Deny, thể hiện ở việc cơ quan công an chậm trễ điều tra, sau đó ra quyết định tạm dừng giải quyết đơn tố giác tội phạm... Đây chính là đạo đức công vụ của cán bộ điều tra, vì khi là một cán bộ công chức phải có đạo đức công vụ, khi được giao nhiệm vụ cần phải có đạo đức để thực hiện nhiệm vụ, phải có đạo đức để đảm bảo minh bạch, khách quan và có trách nhiệm giải trình. “Vụ việc cho thấy, cán bộ điều tra ở đây có đạo đức công vụ rất thấp nên người được giao nhiệm vụ không những không hoàn thành trách nhiệm mà còn có những hành vi làm ảnh hưởng đến cái gọi là trách nhiệm được giao. Ngành Y tế có trách nhiệm của ngành y tế, là đưa ra kết luận giám định nhưng việc so kèo cao thấp, chênh lệch tỷ lệ thương tật của trẻ em lại có tính chất như hàng tôm, hàng cá-  thấp quá, cao quá; hoặc làm trì hoãn vụ việc, hoặc phải có áp lực từ cấp trên xuống thì mới bắt đầu làm. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao đạo đức công vụ, trách nhiệm cá nhân và song song đó là những ai không hoàn thành, vi phạm đạo đức công vụ cần phải được xử lý cho nghiêm”, ông An nhấn mạnh.

Như Văn Hoá thông tin, ngày 3.3.2018, bé D.N.H (sinh năm 2016, phường Nam Hoà, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) bị chấn thương sọ não khi đang đi học tại cơ sở mầm non tư thục Phương Nam trên cùng địa bàn. Kết luận giám định pháp y của Trung tâm giám định pháp y (Sở Y tế Quảng Ninh) cho biết tỷ lệ thương tật của bé là 34%, kết luận giám định bổ sung là 64% với cơ chế hình thành thương tích là do vật tày tác động trực tiếp vào bờ mắt phải, dẫn đến tụ máu dưới màng cứng bán cầu não, dẫy đến gây phù não, hôn mê, co giật.

Cho rằng có sự chênh lệch về tỷ lệ thương tật  giữa hai kết quả giám định nên cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Quảng Yên đã yêu cầu gia đình đưa bé H. đi thực hiện giám định lại tại Viện Pháp y Quốc gia (Hà Nội) và trong khi chờ đợi kết quả đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết tin tố giác tội phạm của mẹ bé là chị Vũ Thị Hương. Cháu bé sau ca mổ, bị liệt nửa người bên phải, sau hơn một năm chữa trị, bé đang dần hồi phục nhưng vẫn khó khăn trong việc phát âm, tay phải không cầm nắm được. Chị Vũ Thị Hương đã gửi đơn cầu cứu, kiến nghị nhiều lần, nhiều nơi nhưng đến nay vụ việc không được giải quyết dứt điểm.

Sau khi Báo Văn Hóa vào cuộc, ngày 29.7.2019, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có Phiếu chuyển số 5341/UBND-PC gửi Giám đốc Công an tỉnh về việc kiểm tra, xác minh, rà soát quy trình xử lý đơn của gia đình bà Vũ Thị Hương về tình trạng bị xâm hại của cháu H.

Ngày 15.8.2019, Văn phòng Thủ tướng cũng có văn bản gửi Bộ Công an truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam liên quan đến vụ việc, đề nghị Bộ Công an chỉ đạo việc kiểm tra, xem xét, xử lý đơn tố giác tội phạm của bà Vũ Thị Hương.

Ngoài ra, tại hai phiên họp báo Chính phủ liên tiếp (diễn ra ngày 4.9.2019 và ngày 2.10.2019 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì) phóng viên Báo Văn Hóa đã đặt câu hỏi đại diện Bộ Công an vì sao có sự chậm trễ trong việc xử lý hành vi xâm hại cháu D.N.H. Trả lời Văn Hóa, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc khẳng định: “Theo quy định của pháp luật và theo chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi sẽ chỉ đạo cơ quan điều tra của tỉnh Quảng Ninh để có kết luận đảm bảo tính khách quan và đúng quy định của pháp luật”.

Nhóm P.V

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top