Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Facebook đã thực hiện 70-75% yêu cầu của Việt Nam

Thứ Năm 15/08/2019 | 10:21 GMT+7

VHO-Đã có tới 30 đại biểu đăng ký chất vấn các Bộ trưởng và trưởng ngành ngay trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp lần thứ 36 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, diễn ra vào sáng 15.8, tại Nhà Quốc hội.

Là người đầu tiên chất vấn, đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng về nhiều tác hại liên quan đến mạng xã hội. Theo đại biểu Vượt, mạng xã hội giờ không phải là “ảo” nữa mà đã là thật khi nhiều đối tượng sử dụng mạng xã hội để chống chế độ, kích động người dân biểu tình, tổ chức đánh bạc, lừa đảo qua mạng, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn

Dù Chính phủ và Bộ Công an đã ngăn chặn, triệt phá được nhiều vụ án quan trọng nhưng nhiều vấn đề nóng liên quan đến mạng xã hội vẫn ngày càng tăng. Vì thế đại biểu Vượt chất vấn, kể từ khi Bộ trưởng trả lời chất vấn đến nay, kết quả ấn tượng, nổi bật nhất của Bộ là gì? Từng là lãnh đạo một nhà mạng lớn, Bộ trưởng có cam kết chấm dứt được tình trạng sim rác không? Khi nào sẽ có trang mạng xã hội uy tín thay thế trang mạng xã hội khác?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Hùng cho rằng trong thời gian qua, Bộ TT&TT đã đầu tư, xây dựng và đưa vào vận hành trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, có khả năng 1 ngày xử lý 100 triệu tin, có thể phân loại, đánh giá được thông tin tiêu cực, thông tin tích cực. “Ví dụ trước đây trên không gian mạng, tỉ lệ thông tin tiêu cực là trên 30% và thường những thông tin trên 30% sẽ được coi là tin chính nhưng đến giờ, thông tin tiêu cực đã giảm xuống còn dưới 10%”, Bộ trưởng Hùng cho biết.

Câu chuyện tiếp theo mà Bộ trưởng Hùng đề cập liên quan đến giải pháp với các mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Youtube. Trong đó như facebook, trước đây cơ quan quản lý nhà nước đưa ra yêu cầu, họ chỉ thực hiện khoảng 30% nhưng giờ đã là 70-75%. Youtube, trước đây khoảng 60% nhưng giờ là 80 – 85%...

Về vấn đề sim rác, Bộ trưởng Hùng cũng cho biết, thời gian qua về cơ bản chúng ta đã cắt đi nhiều sim không đủ thông tin nhưng hiện vẫn còn tồn tại một lượng lớn. “Từ đây tới tháng 9, Bộ sẽ tập trung giải quyết sim rác trên kênh bán hàng bằng việc nhà mạng phải mua lại. Bộ sẽ giao trách nhiệm tới tổng giám đốc các công ty viễn thông. Nếu còn tồn tại sim rác, nhà mạng sẽ không được cấp phép các dịch vụ mới như mobile money”, Bộ trưởng Hùng nêu giải pháp.

Sáng 15.8, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Đề cập đến vấn đề tại sao lại xây dựng mạng xã hội Việt Nam, theo Bộ trưởng Hùng, nếu như Việt Nam không có mạng của chính mình thì tất cả những gì chúng ta nói, nghĩ, đọc… đều được lưu trữ ở nước ngoài. “Giờ họ dùng thông tin đó để quảng cáo nhưng trong trường hợp đặc biệt có thể ảnh hưởng vấn đề an ninh”, Bộ trưởng Hùng nhận định.

Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng đặt mục tiêu các mạng xã hội trong nước sẽ có số người dùng tương đương mạng xã hội nước ngoài. Hiện các mạng xã hội Việt Nam có khoảng 65 triệu người dùng còn mạng xã hội nước ngoài khoảng 90 triệu. Bộ trưởng Hùng dự đoán đến cuối năm 2020 hoặc trong năm 2021, với sự tăng trưởng hiện tại của các mạng xã hội trong nước, chúng ta có thể đạt được mục tiêu trên.

Trước đó trong phần trình bày Báo cáo tóm tắt tổng hợp việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, về lĩnh vực thông tin và truyền thông trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh việc trao đổi, yêu cầu Facebook, Google hợp tác ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin sai sự thật, trái với quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và các giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thiết lập đầu mối và cơ chế hợp tác dành riêng với Việt Nam để trao đổi về các vấn đề còn tồn tại

Bên cạnh đó là tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người sử dụng trong việc nhận biết các thông tin giả mạo sai sự thật, các quy định của pháp luật có liên quan thông qua các cuộc giao ban báo chí định kỳ hàng tuần,tăng cường kiểm tra, rà soát nội dung thông tin trên các trang thông tin điện tử và mạng xã hội để có biện pháp xử lý kịp thời.

THU SÂM; ảnh: QUANG KHÁNH – ZING.VN

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top