Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Những mẩu chuyện vui về cuộc đời hoạt động trong lòng địch của cựu tù Hỏa Lò

Thứ Ba 30/04/2019 | 08:30 GMT+7

VHO - Một buổi sáng đầu hè năm 2019, theo lời hẹn từ lần gặp tình cờ trước đó, tôi đến nhà bác Nguyễn Đình Cẩn – một chiến sĩ quân báo của mặt trận Hà Nội đã ba lần bị bắt giam ở nhà tù Hỏa Lò. Ngôi nhà nằm sát đình Kim Liên, được xây dựng đã nhiều năm, với những đồ dùng gia đình vô cùng đơn sơ...

Dù đã bước vào tuổi 90 và bị chứng nặng tai, nhưng đôi mắt bác còn khá tinh tường. Hồi tưởng lại những ngày hoạt động trong lòng địch, ngay giữa lòng Thủ đô, đôi mắt người chiến sỹ quân báo chợt sáng hơn. Từng câu chuyện về cuộc đời hoạt động như được tái hiện, bác chậm rãi kể cho tôi nghe…

Được thả nhờ bộ quần áo của “người yêu không biết tên”

Bác kể: Tôi bị vào nhà tù Hỏa Lò lần đâu vào đầu năm 1950, khi tham gia đoàn học sinh, sinh viên kháng chiến Hà Nội. Cuộc xuống đường của học sinh, sinh viên Hà Nội đầu năm 1950 được bắt nguồn từ sự kiện chiến sĩ cách mạng Trần Văn Ơn bị thực dân Pháp nổ súng bắn chết trong phong trào biểu tình của học sinh, sinh viên Sài Gòn. Hôm học sinh, sinh viên Hà Nội biểu tình, tôi trà trộn trong đoàn người, sau đó bị bắt về Hỏa Lò. Chúng lột gần hết quần áo của tôi, chỉ để độc chiếc quần đùi trên người, sau đó buộc dây điện vào người tôi và dìm xuống bể nước. Sau đó, tôi được đưa vào phòng hỏi cung. Lúc này, trong phòng cũng có một cô gái, có vẻ con nhà giàu có, cô ấy có cầm một  bộ quần áo dài, có đủ cả đồ lót, tôi ngỏ ý xin thì được cô ấy đồng ý. Sau khi cô gái ra, tôi có mặc bộ quần áo đó, khi bọn chúng mở cửa vào, thấy tôi trong trang phục đó thì rất ngạc nhiên. Chúng hỏi tôi là quần áo ở đâu, tôi có nói là người yêu tặng. Chúng hỏi tiếp người yêu là ai, tôi chỉ nói là con một nhà quyền thế, nhưng tôi không muốn tiết lộ vì sợ ảnh hưởng đến cô ấy và gia đình. Thấy vậy, chúng không tra tấn tôi mà hỏi tôi học trường nào, lớp mấy. Tôi trả lời học trường Dũng Lạc – là một trường đạo ở Nhà thờ Lớn. Chúng tiếp tục kiểm tra tôi một số thông tin về thầy cô và ra cho tôi một bài toán, tất cả đều bằng tiếng Pháp, tôi trả lời được nên đã được ký giấy thả.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ về bộ quần áo của “người yêu không biết tên” đã giúp tôi lần đầu thoát khỏi nhà tù Hỏa Lò. Sau đó tôi bị bắt giam thêm hai lần vào năm 1951 và 1953 cho đến khi trao trả tù binh vào năm 1954.

Bác Nguyễn Đình Cần bồi hồi kể lại những ngày tháng hoạt động cách mạng

 Qua mặt địch vì đóng cặp với “zai”

Một câu chuyện khác trong cuộc đời hoạt động của bác Cần cũng rất thú vị. Bác kể:

Lần đó, chúng tôi phải mang tài liệu mật và công văn hỏa tốc cần chuyển gấp. Gần đến Hồ Hale (Hồ Thiền Quang) thì phát hiện có một trạm gác lưu động, địch vừa mới đặt. Lố nhố bên đường, cả Tây, cả ngụy súng ống lăm lăm, kiểm soát bất cứ người nào qua lại. Chúng tôi, trong vai một đôi tình nhân, tôi là nam, com-lê, cà-vạt chỉnh tề, còn Tuất (gà vàng) thì vai nữ với áo dài màu hoàng yến thướt tha, chở nhau trên xe máy. Không những trong người tôi có vũ khí mà ví đầm của Tuất cũng chứa tài liệu mật và công văn hỏa tốc. Nếu cứ đàng hoàng qua trạm gác, nhất định sẽ bị địch phát hiện, nếu quay lại, sẽ bị nghi ngờ. Còn ném lựu đạn rồi vọt qua thì quá phiêu lưu.

Tôi đưa mắt ra hiệu, Tuất hiểu ý, gật đầu. Chiếc xe máy chúng tôi đang đi chợt nhảy số, rú lên, lao vào rào chắn trạm kiểm soát. Xe vọt bất ngờ, hất Tuất đang ngồi đằng sau văng xuống đường, ngã xoài rất khéo. Tôi vội vàng tắt động cơ, chạy lại đỡ “người yêu” ngồi dậy, một bên ống quần bị xé toạc, vén lên, để lộ ống chân thon dài, “bắt mắt” khiến mấy tên lính đang làm nhiệm vụ hau háu ngó theo. Tôi ân cần xoa xoa, thổi thổi, chăm sóc chỗ chân đau của Tuất, còn Tuất thì phụng phịu, quay mặt đi, mắt ngân ngấn lệ, như giận dooic.

Nhìn cảnh mùi mẫn của đôi “tình nhân”, bọn lính xì xồ, chỉ trỏ, bàn tán. Có tên buông lời cợt nhả. Súng ống trong tay nhưng chẳng đứa nào chú ý tới hai chúng tôi đã đi qua rào kiểm soát. Cho đến khi xe chúng tôi rú máy lên đường, nhiều tên còn “ô-rơ-voa”, vẫy tay theo ra vẻ lịch sự.

Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Tài liệu được bảo bệ an toàn và đã đến điểm hẹn trước giờ G.

HOÀNG HƯƠNG  (ghi)

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top