Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Khi người dân “tự xử”

Thứ Tư 24/10/2018 | 09:24 GMT+7

VHO- Không đủ sức canh giữ tài sản hoặc bắt trộm, nhiều người dân đã “tự xử” bằng cách giăng dây điện ở vườn cây ăn quả, ruộng nuôi tôm cá, chuồng nuôi gia súc gia cầm hoặc bắt được trộm là đánh gây thương tích nặng.

Một cây cau gắn nhiều mảnh dao lam... đề phòng trộm cắp Ảnh: PHẠM LINH

 Đành rằng “của đau con xót”, nhưng những hành vi tự phát này có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, có thể vướng vòng lao lý.

Trăm kiểu“tự bảo vệ”

Mấy năm gần đây, do thị trường tiêu thụ mạnh nên mặt hàng cau tươi của bà con Quảng Ngãi rất được giá, mang lại nguồn thu lớn cho người dân. Tuy nhiên, vì giá cau cao, có thời điểm lên tới 30.000 đồng/kg, vườn lại ở xa nhà nên tình trạng cau bị trộm xảy ra thường xuyên khiến nhiều chủ vườn phải nghĩ ra cách chống trộm “độc” là cắm dao lam chi chít vào thân cau để trộm “sợ”.

Khác với những loại cây khác có cành, người trèo có thể đặt chân từ cành này sang cành khác để trèo lên cao, cây cau thân thẳng tắp, không có cành nên khi trèo, bắt buộc phải ôm chặt thân cây, dùng hai chân và hai tay để di chuyển lên cao. Khi trèo lên đã khó, khi xuống còn khó hơn, đa phần là khi xuống, người ta thường tuột một lèo từ trên ngọn xuống đến gốc cây. Vì vậy, đối với những thân cây bị cắm dao lam, nếu cố gắng trèo lên được, thì khi xuống, chắc chắn sẽ bị thương tích do mảnh dao lam cứa vào tay, chân, bụng, thậm chí có thể ngã gây tử vong.

Không chỉ người dân Quảng Ngãi bị nạn trộm cau hoành hành, mà hiện nay người dân Bà Rịa – Vũng Tàu cũng khốn đốn vì nạn trộm bưởi. Nhiều vườn bưởi da xanh bị bọn trộm ngang nhiên hái trộm, không những thế, bọn trộm còn phá hoại bằng cách đập phá những quả bưởi non. Canh giữ, truy bắt không được, vì cứ khi chủ vườn về nhà, bọn trộm lại “đột kích”, có chủ vườn còn phải treo biển van xin kẻ trộm đừng phá hoại.

Từ nạn nhân thành phạm tội

Việc dùng dao lam cắm vào thân cây cau để “trừng trị” những kẻ trộm cau là hành vi cố tình gây thương tích, tuy mức độ thương tích có thể nhẹ, không đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới 11%), nhưng rõ ràng đây là hành vi rất nguy hiểm cho sức khỏe của người khác, thậm chí là nguy hiểm cho tính mạng, như trong trường hợp người trèo vì bị dao lam cứa, đau nên thả tay, ngã từ trên cao xuống, có thể bị tử vong. Trong trường hợp này, người chủ vườn cau có thể bị xử lý về tội Vô ý làm chết người. Còn đối với hành vi giăng bẫy điện gây chết người hoặc hành vi đánh chết kẻ trộm chó, đều bị xử về tội Giết người.

Ở nước ta, hành vi trộm cắp là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, được quy định thành một tội danh trong Bộ luật Hình sự (quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017). Tuy nhiên, việc trộm cắp vẫn diễn ra ở khắp nơi. Với số tiền trộm mỗi lần không nhiều, đôi khi người dân không báo cáo cơ quan chức năng hoặc có báo cũng ít được xử lý nên đã dẫn đến việc họ “tự xử”. Điển hình của việc “tự xử” đó chính là việc người dân tự xử lý các tên trộm chó. Việc trộm chó diễn ra trong nhiều năm, ở nhiều làng quê. Đã có không ít người bị đánh chết hoặc đánh bị thương tích khi đi trộm chó, ngược lại nhiều tên trộm chó cũng chuẩn bị vũ khí để tấn công người truy bắt, trong đó có những vũ khí gây sát thương cao như súng, dao. Và hậu quả xảy ra rất nặng nề.

Việc bảo đảm an ninh trật tự xã hội, bảo vệ tài sản cho người dân là trách nhiệm của chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Nếu như chính quyền địa phương và cơ quan bảo vệ pháp luật không có biện pháp kịp thời và nghiêm khắc đối với nạn trộm cắp này, thì không chỉ kẻ trộm gây bất an trong xã hội mà những người chống trộm cũng có thể trở thành tội phạm.

HOÀNG HƯƠNG

 

Print
Tags:
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top