Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Giải trình về tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia

Thứ Hai 24/09/2018 | 20:12 GMT+7

VH- Phiên họp giải trình về thực hiện chính sách pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức đã diễn ra sáng 24.9. Ông Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Ủy ban chủ trì phiên giải trình.

Toàn cảnh phiên họp

Tham gia phiên giải trình có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, đại diện một số bộ ngành liên quan khác cùng lãnh đạo một số địa phương.
Liên quan tới việc thực hiện chính sách pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên, các đại biểu dự phiên giải trình đã yêu cầu Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ giải trình về những tồn tại trong việc tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên, nhất là tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ và hợp đồng giáo viên tại các địa phương trong thời gian qua. Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, nguyên nhân của tồn tại này là do việc biến động về quy mô trường/lớp hoặc do tăng dân số cơ học (tăng trưởng nóng) tại các khu vực trung tâm, thành phố lớn, khu công nghiệp dẫn tới việc thừa/thiếu cục bộ tại một số địa phương, khu vực. Đối với mầm non, việc huy động trẻ ra lớp tăng cao, tốc độ nhanh do nhu cầu, cũng như việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tổng biên chế của các tỉnh có xu hướng giảm (do thực hiện tinh giản biên chế), do đó không còn biên chế để tuyển giáo viên cho các cấp học, đặc biệt là cấp học mầm non; do số lượng trẻ em sinh vào năm Nhâm Thìn tăng vọt so với các năm trước (toàn quốc có 11 tỉnh tăng trưởng “nóng” quy mô học sinh)...

 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình

Về vấn đề này, ông Phan Thanh Bình nhấn mạnh, hiện cả nước có hơn 1,3 triệu giáo viên. Đội ngũ này rất tâm huyết, có ý chí phấn đấu cho sự nghiệp và đã góp phần cho thành quả chung của giáo dục. Tuy nhiên hiện đội ngũ này đang gặp khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc; trong đó có tình trạng mất cân đối về đội ngũ theo cấp học, môn học, ngành học và theo vùng miền. Tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ xảy ra ở rất nhiều địa phương. Công tác tuyển dụng, bố trí chưa phù hợp, thậm chí vị trí của người thầy trong xã hội chưa được tôn vinh, nhìn nhận đúng tầm. Hiện nay, cùng một lúc có những vấn đề nổi lên như tình trạng chấm dứt hợp đồng giáo viên, một số nơi thiếu giáo viên, thậm chí sĩ số học sinh trong lớp không đảm bảo, nhất là ở thành phố lớn. Những vấn đề đó đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, làm hạn chế hiệu quả cũng như chủ trương đổi mới.
 Để khắc phục kịp thời tình trạng thiếu giáo viên ở các địa phương trong năm học 2018-2019, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương rà soát hiện trạng giáo viên theo từng môn học, cấp học gắn với quy hoạch, cơ cấu lại hệ thống các cơ sở giáo dục để sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên hiện có và thực hiện chính sách tinh giản biên chế, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ và tinh giản biên chế, nhất là để xảy ra tình trạng thừa, thiếu giáo viên.

 Đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn

Về kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT thừa nhận một số hạn chế, bất cập trong tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Trong đó có những bất cập trong việc xây dựng đề thi, trong khâu coi thi, khâu chấm thi...từ đó bước đầu xác định trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, trách nhiệm của các địa phương và các tổ chức cá nhân liên quan...Bộ GD&ĐT cũng báo cáo việc xử lý sai phạm, khắc phục hạn chế của Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018...
 Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Thanh Bình nêu rõ, mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tuyển dụng, sử dụng giáo viên có khá nhiều, bao gồm trên 20 văn bản dưới luật nhưng vẫn còn nhiều điểm chồng chéo, chưa thống nhất với nhau. Ông Phan Thanh Bình cho rằng, các ý kiến thảo luận tại phiên giải trình sẽ là cơ sở chúng ta đánh giá lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đội ngũ nhà giáo hiện hành, nhìn lại những vấn đề còn tồn tại để đề ra các giải pháp khắc phục. Khẳng định, vai trò quan trọng của người thầy trong giáo dục, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, trong thời gian tới, Ủy ban sẽ kiến nghị tăng cường giám sát tối cao để có đánh giá sâu hơn về lĩnh vực này. 

Quốc Hùng
 

Print
Tags:
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top