Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Gia đình

29 Tháng Ba 2024

Đến đây “để nghe”... những vết thương hở miệng

Thứ Sáu 21/12/2018 | 09:51 GMT+7

VHO- Khi bước vào không gian của Triển lãm “Phơi những vết thương hở miệng” tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Yết Kiêu, Hà Nội khách xem hẳn đều có chung một cảm giác lành lạnh bởi cái cách sắp xếp, bố trí các đồ vật, các bức ảnh trưng bày... Nhưng sẽ còn lạnh hơn khi tận mắt đọc và chứng kiến 17 câu chuyện từ chính người trong cuộc kể lại bằng hình thức nghệ thuật đa phương tiện.

 Khách xem các tác phẩm tại Triển lãm

 Đại diện đơn vị tổ chức, bà Nguyễn Vân Anh - Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) cho biết, các tác giả là những người trong cuộc và đến từ những vùng miền khác nhau, công việc, độ tuổi khác nhau nhưng đều bị bạo lực tình dục. Cónhững người phải chịu đựng tổn thương từ khi còn nhỏ, cóngười bị bạo lực suốt hơn 20 năm, cóngười vừa mới ngày hôm qua… Tất cả những đau đớn đóhọ giữ cho riêng mình. Và đây là lần đầu tiên họ trải lòng vềnhững vết thương trong sâu thẳm đểđược giải thoát, đểtiếp tục hi vọng vào cuộc sống mới tốt đẹp hơn, đểngày mai mỗi người phụ nữ, mỗi trẻ em gái được sống, được yêu thương an toàn…

Những bằng chứng sống

Rất nhiều người đã không khỏi xúc động khi đọc những dòng chia sẻ của một nạn nhân: “Tôi là một nạn nhân của rất nhiều vụ quấy rối tình dục từ khi còn chưa nhận thức được vấn đề, cho tới khi đã cónhững nhận thức rõ ràng. Nó đến cả từ những người xa lạ cho đến những người thân quen. Khi còn nhỏ, tôi từng bị những người họ hàng xâm hại mà không hềnhận thức được việc đó. Đó là người chú họ lên Hà Nội thi đại học, người anh họ…, những kẻ chẳng ai ngờ sẽ làm những việc ghê tởm ấy. Đến cả đi học thêm, tôi cũng bị xâm hại. Đối tượng chẳng phải ai xa lạ mà chính là người thầy mẫu mực ai cũng kính nể. Rồi trên đường đi học vắng vẻ, tôi bị những kẻ lạ mặt động chạm, dùng những lời nói quấy rối dơ bẩn…”. Những chia sẻ trên là của một trong những nạn nhân bị quấy rối tình dục khi còn là học sinh, nhà ở Hà Nội, gia đình khá giả chứ không phải đến từ những miền quê nghèo khó, nhận thức hạn hẹp.

Cũng không khỏi xúc động khi chứng kiến những chia sẻ của một cô gái khuyết tật bị xâm hại tình dục ởmọi nơi, mọi lúc với những lời sàm sỡ đến từ mọi đối tượng, kể cả là những lái xe Grab bike : “Chị không cóai bế à? Tôi mà bế là phải trả thêm tiền đấy”, “Loại như mày mà cũng cóngười yêu à?”, “Người không ra người, vật không ra vật, sống chỉ làm khổngười khác”, “Đi với anh nhiều lần thì anh không lấy tiền đâu”... Từ câu chuyện của cô gái bị khuyết tật này mới hiểu lý do vì sao mà người bị khuyết tật thường hay bị xâm hại khi những điều kiện để tự vệ không có.

Không thể im lặng

Hiếm cómột cuộc triển lãm mà các vị khách đến xem cứđứng hàng giờ để đọc những lời tự sự, chia sẻ từ những câu chuyện của các nhân vật và không ít người đã rơi những giọt nước mắt vì thương xót. Dành gần 2 tiếng đồng hồ để đọc và xem những tác phẩm trưng bày tại triển lãm, nhà điêu khắc Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Tôi thấy triển lãm này rất cóý nghĩa. Những câu chuyện được chia sẻ là những câu chuyện thầm kín, thậm chí trong phòng the của nhiều cặp vợ chồng trong xã hội hiện nay. Qua những câu chuyện và chia sẻ, tôi thấy vô cùng thấm thía và đồng cảm khi thấy đã có lúc mình đã có những hành động bạo lực trong gia đình với vợ, với con mình mà bản thân mình không hề nhận thấy. Tôi tin rằng những ai cómặt và xem triển lãm này sẽ có những điều chỉnh về hành vi của mình trong gia đình nếu như trong cuộc sống đã có những biểu hiện lệch lạc, những hành vi chưa đúng với vợ, với con... ”.

Trong lưu bút ghi lại, chị Nguyễn Minh Anh, khoa Công tác xã hội trường ĐH Công đoàn nhận xét: “Những câu chuyện có thật, những nỗi đau có thật của các nạn nhân tại triển lãm đã làm những người tới xem vô cùng xúc động. Họ đã dũng cảm đứng lên đối diện với nỗi đau của chính mình để chia sẻ, để truyền cảm hứng cho những ai đã và đang gặp phải biết tìm ra lối thoát. Những cuộc đời, những góc khuất của mỗi người cần được khơi lên để giúp họ cứu chính mình và những nạn nhân khác đang âm thầm chịu đựng trong câm lặng”. Cũng từng là nạn nhân của bạo hành gia đình, nạn nhân của những trận đòn roi, chị Minh Anh đã trải qua những cơn đau về thể xác và tinh thần từ năm lớp 7, cho đến khi là sinh viên đại học. Chị quyết định đi theo công tác xã hội, với mong muốn giúp đỡ những mảnh đời đã từng chịu cảnh ngộ bạo hành như mình.

Triển lãm “Phơi những vết thương hở miệng” là một trong chuỗi các hoạt động của chiến dịch truyền thông 2018 “Không đổ lỗi - Hãy đặt trách nhiệm đúng chỗ” do CSAGA và các đối tác thực hiện nhằm thúc đẩy tiếng nói của người trong cuộc, cung cấp các bằng chứng về vấn đề bạo lực tình dục với phụ nữ và trẻ em gái. 

THUÝ HIỀN

 

Print

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top