Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Dân tộc - miền núi

29 Tháng Ba 2024

Luật hóa quyền của người tham gia lễ hội

Thứ Tư 10/01/2018 | 10:08 GMT+7

VH- Chiều 8.1 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đã chủ trì cuộc họp với các Cục, Vụ chức năng để rà soát nội dung tiếp thu, chỉnh sửa dự thảo Nghị định “Quy định vềquản lý vàtổ chức lễ hội” theo ýkiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

 

Lễ hội Phủ Dầy (4.2017) Ảnh: Tr.HUẤN

Người đi lễhội được quy định về quyền lợi

Theo đó, dự thảo Nghị định đã được chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung quan trọng. Tại điều 5 về nguyên tắc tổ chức lễ hội, dự thảo nhấn mạnh các nguyên tắc: “Bảo đảm việc tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội; tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật phụng thờ, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước” và “Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân”. Bên cạnh đó, về kinh phí tổ chức, dự thảo chỉnh sửa thành “Tổ chức lễ hội phù hợp với điều kiện, khả năng của địa phương, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí”.

Trong các quy định khác liên quan đến trách nhiệm của BTC, một số quy định được chú ý là BTC lễ hội phải có trách nhiệm tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội; yêu cầu người cung ứng dịch vụ niêm yết và bán đúng giá; không chèo kéo và ép giá. BTC cũng có trách nhiệm phải quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai minh bạch, đúng mục đích.

Đáng chú ý, tại điều 7, dự thảo Nghị định đã bổ sung thêm các quy định về quyền lợi của người tham gia lễ hội. Đây cũng là lần đầu tiên những nội dung về quyền của người dân khi tham gia lễ hội sẽ được luật hóa, với các quy định cụ thể như: “Được thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật phụng thờ, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng. Thể hiện mong muốn điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước. Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần”.

Cùng với đó, khoản 2 điều 7 quy định chi tiết về trách nhiệm của người tham gia lễ hội: “Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Ứng xử có văn hoá trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội. Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường. Không thực hiện việc đổi tiền hưởng chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội. Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác”.

Rà soát kỹ càng

Ngoài quy định về quản lývà tổ chức lễ hội trên lãnh thổ Việt Nam, dự thảo Nghị định cũng đã điều chỉnh phần lễ tưởng niệm các vua Hùng trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10.3 âm lịch), thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức ngày kỷ niệm; điều chỉnh về trình tự, thủ tục đăng ký hoặc thông báo đối với việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng được thực hiện theo quy định của pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Bên cạnh các nội dung được chỉnh sửa, dự thảo còn điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng khác. Số lượng khách mời được quy định phải phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội, hạn chế mời đại biểu cơ quan Trung ương, trừ trường hợp lễ hội quy mô cấp quốc gia. Không lợi dụng tổ chức lễ hội để thương mại hóa, trục lợi cá nhân, lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.

Chương II về Đăng ký, Thông báo tổ chức lễ hội cũng đưa ra nhiều quy định được chú ý. Điều 14 quy định, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo sẽ tạm ngừng tổ chức lễ hội khi hoạt động tổ chức lễ hội vi phạm các quy định tại Nghị định này; hoặc lợi dụng việc tổ chức lễ hội để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức lễ hội sai lệch nội dung giá trị di sản văn hóa của lễ hội; gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội; vi phạm các quy định về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng, cháy nổ, làm chết người; trường hợp do thiên tai, dịch bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội ở địa phương…

Tại cuộc họp chiều ngày 8.1, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đã chủ trì, rà soát các nội dung tiếp thu, chỉnh sửa dự thảo Nghị định theo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Thứ trưởng nhấn mạnh, Nghị định “Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội” có nhiều nội dung quan trọng, tác động trực tiếp đến các khía cạnh của đời sống xã hội. Do đó cần được rà soát kỹ càng từng quy định nhằm đảm bảo yếu tố khả thi. Mùa lễ hội mới đang đến gần, những quy định nhằm điều chỉnh, đưa lĩnh vực hoạt động này tiếp tục đi vào nề nếp được kỳ vọng sẽ tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, hiệu quả.

Thứ trưởng cũng giao nhiệm vụ cho Ban soạn thảo tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, hoàn chỉnh tờ trình, hồ sơ dự thảo Nghị định để trình Bộ Tư pháp thẩm định trước khi chính thức trình lên Thủ tướng Chính phủ.n

Bảo Anh

Print
Tags:

Video

© BÁO ĐIỆN TỬ VĂN HÓA
Cơ quan chủ quản: Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch Giấy phép
Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19-08-2016
2018 Bản quyền thuộc về Báo Văn Hóa. Ghi rõ nguồn "Báo Văn Hóa" khi phát hành lại thông tin
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng biên tập: CHU THỊ THU HẰNG
Phó tổng biên tập: LƯƠNG TRUNG HIẾU
Phó tổng biên tập: PHAN THANH NAM
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top