Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Kiên quyết xử lý xâm phạm danh thắng quốc gia đầm Ô Loan

Thứ Sáu 14/08/2020 | 11:39 GMT+7

VHO_ “Trước thực trạng di tích thắng cảnh quốc gia đầm Ô Loan (huyện Tuy An, Phú Yên) bị xâm lấn để nuôi trồng hải sản, xây dựng nhà trái phép, UBND tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo Sở VHTTDL phối hợp với các Sở, ngành và chính quyền địa phương quyết liệt kiểm tra, xử lý sai phạm. Đồng thời, phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ và phát huy các giá trị di tích, thu hút khách du lịch đến đây”. 



Đầm Ô Loan bị xâm phạm để nuôi trồng thủy sản

 Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Bảy, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên đã thông tin như trên. 
Xử lý triệt để tình trạng xâm phạm di tích 
Thời gian qua, Sở VHTTDL đã phối hợp với UBND huyện Tuy An tổ chức nhiều đợt kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng người dân lấn chiếm trái phép di tích thắng cảnh quốc gia đầm Ô Loan để nuôi trồng thủy sản, làm nhà tạm quanh đầm để canh tác, nuôi hải sản. Theo báo cáo của UBND huyện Tuy An, hiện đã có 221 trường hợp lấn chiếm đất ven đầm Ô Loan để xây nhà ở và công trình trái phép với diện tích gần 28.500m2 đã bị lực lượng chức năng tháo dỡ và buộc tháo dỡ, trả lại hiện trạng ban đầu. Ngoài ra, còn có 119 trường hợp lấn chiếm đất ven đầm để xây lán trại với diện tích gần 9.000m2 đã và đang được lực lượng chức năng kiểm tra xử lý. Ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An cho biết: “Sau khi có chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Yên, huyện đã chỉ đạo các địa phương đồng loạt ra quân giải tỏa, thu hồi và tiêu hủy các dụng cụ vây chắn, đánh bắt thủy sản tận diệt trên đầm. Đến nay, trên 90% vật dụng lấn chiếm trái phép đã bị thu hồi, tháo dỡ. Lực lượng chức năng đã tiêu hủy 4.173 lờ bóng, 3.082 cọc tre, lưới cắm thành que đăng; đồng thời rà soát xác định 119 hồ nuôi tôm trái phép với diện tích 58,44 héc ta và yêu cầu các hộ dân ngừng canh tác, chờ giải tỏa. 
Cũng theo ông Phạm Ngọc Thanh, di tích thắng cảnh quốc gia đầm Ô Loan là đầm nước lợ, có diện tích mặt nước gần 1.570 héc ta, trải rộng trên địa giới hành chính 4 xã: An Ninh Đông, An Hòa Hải, An Hiệp, An Cư. Với phong cảnh hữu tình, đầm Ô Loan có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, kinh tế biển, với nhiều loại hải sản quý, trong đó sò huyết Ô Loan đã tạo nên thương hiệu riêng cho nơi đây. Cũng chính vì diện tích danh thắng này rộng lớn, lại nằm trên địa bàn nhiều xã nên quản lý việc lấn đất di tích làm lán trại nuôi thủy sản gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, địa phương sẽ quyết tâm xử lý triệt để tình trạng xâm phạm di tích, đưa vào khai thác đón khách du lịch về với địa phương. 

Hoàn thành việc cắm mốc giới khu vực bảo vệ danh thắng quốc gia đầm Ô Loan 

Tăng cường các biện pháp bảo vệ 
Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên Phạm Văn Bảy cho biết thêm, năm 2019, Bộ VHTTDL đã có văn bản chỉ đạo về việc điều chỉnh khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích thắng cảnh quốc gia đầm Ô Loan. Cùng với đó, UBND tỉnh Phú Yên cũng có thỏa thuận với Bộ VHTTDL điều chỉnh khoanh vùng khu vực bảo vệ các di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Sở VHTTDL tham mưu UBND tỉnh Phú Yên ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu triển khai cắm mốc giới khu vực bảo vệ di tích thắng cảnh quốc gia đầm Ô Loan và tổ chức cắm mốc giới tại thực địa. 
Đến nay, việc cắm mốc đã hoàn thành, Sở VHTTDL đã tổ chức nghiệm thu tại thực địa di tích và bàn giao cho UBND huyện Tuy An quản lý. Theo đó, các khu vực bảo vệ I và II có diện tích gần 1.785 ha, trong đó khu vực I có diện tích khoảng 1.723 ha (bao gồm toàn bộ mặt nước đầm hơn 1.639 ha, Hòn Lao 24,35 ha và vùng mặt đất ven bờ đầm 59,71 ha); khu vực II diện tích gần 62ha (toàn bộ mặt núi Hòn Chồng quay về phía đầm thuộc xã An Hòa Hải). 
Cũng theo ông Bảy, trong thời gian qua, Sở VHTTDL đã phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, phổ biến pháp luật về di sản văn hóa, đẩy mạnh tu bổ, tôn tạo di tích, danh lam thắng cảnh... góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị di sản trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó có di tích đầm Ô Loan. “Việc cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích thắng cảnh quốc gia đầm Ô Loan là việc làm cần thiết, giúp việc tổ chức quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo đúng các quy định của Luật Di sản văn hóa và phân cấp quản lý di tích của UBND tỉnh Phú Yên”, ông Phạm Văn Bảy khẳng định. 

XUÂN HƯỚNG 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top