Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Sách Tết,  trở lại nét văn hóa xưa

Thứ Hai 20/01/2020 | 11:14 GMT+7

VHO- Sau màn “khai pháo” ấn tượng của Công ty Sách Đông A vào năm ngoái khi cho ra mắt “Sách Tết Kỷ Hợi 2019” được sự đón nhận nồng nhiệt từ độc giả, mùa xuân năm nay, thị trường sách Tết đón nhận sự tham gia của nhiều ấn phẩm sách Tết có sự đầu tư từ khâu hình thức đẹp mắt đến đặc sắc về nội dung, đánh dấu sự trở lại một nét văn hóa vốn có từ lâu đời của người Việt - thói quen thưởng lãm sách vào mỗi mùa Tết đến xuân về.

 Một ấn phẩm của Công ty Sách Đông A Sách Tết năm nay được đầu tư ấn tượng sang trọng

 Tết Nguyên đán là thời điểm giao hòa trời với đất, nối kết sợi dây tình cảm thân ái với gia đình, gia tộc, bạn bè thân hữu, láng giềng và cộng đồng… Điểm qua những cuốn sách Tết xuất bản trong mùa Tết năm nay có thể thấy sự đa dạng về nội dung, hướng đến nhiều đối tượng độc giả khác nhau. Trong đó bao gồm sự hoài niệm, cảm thức về nguồn cội, gia đình, bên cạnh các bài khảo cứu về phong tục, lịch sử, văn hóa liên quan đến mùa Xuân hay chủ đềTết.

Trong tập sách Khảo luận về Tết của NNC Huỳnh Ngọc Trảng mang đến cho bạn đọc điểm nhìn tổng quan về Tết. Có thể xem Tết như một chuỗi nghi lễ từ các nghi lễ kết thúc năm cũ (chung niên) và các lễ đón mừng năm mới (tất niên) còn được xem là thời điểm tống cựu nghinh tân (đón những điều mới tốt đẹp và trừ bỏ những cái cũ xấu). Điển hình như tiễn Ông Táo về Trời, tảo mộ những ngày cận Tết, lễ rước ông bà, tiễn Thần Phật, tục xông đất đầu năm,… Những trò chơi truyền thống dịp Tết ngày xưa vốn là sợi dây kết nối vòng tròn văn hóa vô hình gắn kết cộng đồng từ khắp ba miền Bắc - Trung - Nam. Trong sách Đồng dao và trò chơi truyền thống do NNC Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên) nhắc đến trò chơi truyền thống mang tính chất của một nghi thức xã hội nhằm biểu đạt nguyện vọng và điều cầu mong chung của cộng đồng, góp phần tăng cường sựđồng nhất văn hóa, củng cố mối quan hệgiữa các thành viên của cộng đồng. Cóthể kể đến các trò chơi dành cho từ người lớn đến trẻ em như trò đánh đu, bịt mắt bắt dê, thi tài khéo, thi cỗ (thổi cơm thi), xúc xắc xúc xẻ, bịt mắt đập niêu, chơi pháo đất, ném còn, kéo co, đua thuyền, hát bài chòi, trò chơi cờ người,…

Cùng với hai ấn phẩm nói trên, NXB Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM còn giới thiệu đến độc giả tập sách Ăn Tết chơi Tết min Tây của tác giả Trần Minh Thương và hình dung một cách sinh động không khí, hương vị, sắc màu Tết miền sông nước thuở xa xưa nhưng vẫn còn lưu luyến đến tận hôm nay. Một số điểm nổi bật trong Ăn Tết chơi Tết miền Tây chính là những chuyện chăm chút để đón Tết như: Tựlàm mới để đón Tết ngày xưa; Trồng trọt chăn nuôi chờ ăn Tết; Lặt lá mai, tỉa hàng rào, sửa nhà cửa; Bánh tét và chuyện hùn gói bánh cúng ông bà; Bàn thờ ngày Tết, Quết bánh phồng; Chia thịt heo ăn Tết; Món ngon ngày Tết; Nấu rượu, làm lão tử; Tục chạp mả và cúng cô hồn ngày Tết; Cúng ghe, Tết ghe… Không thể bỏ qua nét đặc sắc cảnh người dân đi chợ Tết trên chợ nổi miền Tây: Khoảng từ rằm tháng Chạp trở đi, chợ nổi đã tấp nập ghe xuồng lên xuống hàng để phục vụ bà con. Cả quãng sông dài vài cây số tấp nập xung ghe, rộn ràng tiếng nói vang cả mặt sông: tiếng gọi hàng í ới, tiếng hô tránh đường, tiếng máy nổ, tiếng chèo rẽ nước, tiếng người chào nhau,… Ghe bán hàng thì neo đậu chất đầy những hàng hóa thiết yếu như: bánh mứt, hoa quả, vải vóc, quần áo đến dưa hấu, chuối xiêm, dừa tươi, bắp cải, củ hành, củ kiệu… Những chiếc xuồng ba lá thoăn thoắt hai mái chèo của những cô gái mặc áo bà ba, nón lá quai hường đi chợ về ăn Tết. Dấu ấn văn hóa dân gian ẩn chứa nhiều điều thú vịởnhững phiên chợ nổi ngày Tết.

Là đơn vị tiên phong đưa dòng sách Tết trở lại, Đông A đã có kinh nghiệm cũng như nắm bắt được thị hiếu độc giả. Tiếp tục phát huy thế mạnh về văn và họa, Sách Tết của Đông A là một tuyển tập đầy đặn, trau chuốt, hội tụ nhiều cây viết hàng đầu. Năm ngoái mục lục Sách Tết chia ra các phần văn, thơ, nhạc, sử, bình thơ, góc nhìn (tạp bút) và cả cổ tích. Năm nay hơi khác, vẫn văn, thơ, nhạc, bình thơ, có thêm phần họa nói chuyện tranh pháo. Phần nhạc không chỉ đăng bản nhạc như năm ngoái, mà có thêm lời bình… NXB Kim Đồng vốn nổi tiếng với các ấn bản sách thiếu nhi nên sách Tết của Kim Đồng cũng hướng đến đối tượng độc giả phần đông là thiếu nhi.

Ba đầu sách của NXB Kim Đồng đều được trình bày bắt mắt, minh họa phù hợp với lứa độc giả nhỏ tuổi. Như Đúng làTết với tranh của Mai Ngô, thơ Bùi Phương Tâm, thông qua những lời thơ giản dị như đồng dao, giúp cho các béhiểu thêm về các phong tục ngày Tết. Còn Nhâm nhi Tết, là sự thư thả thưởng thức những khoảnh khắc thanh nhàn ngày Tết, gặp lại các tác giả quen thuộc như Lý Lan, đọc lại một bài thơ Xuân của nữsĩ Xuân Quỳnh. Trong khi đó, Kể chuyn Tết Nguyên đán lại giúp các em có những kiến thức căn bản vềTết, các truyền thuyết, sự tích liên quan đến ngày Tết. Ngoài ra, các đơn vị làm sách khác như Thái Hà, Phương Nam cũng ra mắt nhiều đầu sách phù hợp với không khí ngày Tết, như Tranh Tết - Nét tinh hoa truyn thng Vit hay Tùy bút - hi ký - giai thoi trên báo Xuân Sài Gòn xưa… 

 THÙY TRANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top