Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Cần lắm khi đi khám không giấy tờ

Thứ Sáu 03/01/2020 | 10:47 GMT+7

VHO- Triển khai bệnh án điện tử (BAĐT) nghĩa là số hóa kho hồ sơ bệnh án của bệnh nhân giúp các cơ sở khám chữa bệnh quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của người bệnh thông qua một ID duy nhất. Hơn nửa BAĐT người bệnh chủ động hơn, không phải mang theo nhiều giấy tờ khi đi khám.

 Còn bác sĩ có thể truy cập hồ sơ bệnh án của bệnh nhân ở bất cứ đâu. Qua đó giúp tiết kiệm được chi phí, cung cấp thông tin, dữ liệu lâm sàng nhanh chóng, kịp thời giữa các cơ sở khám chữa bệnh.

“Số hóa” kho hồ sơ bệnh án

Việc số hóa hồ sơ bệnh án của bệnh nhân là xu hướng tất yếu giúp các cơ sở khám chữa bệnh quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của người bệnh một cách nhanh chóng, chính xác… Tại TP.HCM, Bệnh viện Quận Thủ Đức là một trong những bệnh viện đầu tiên triển khai thành công dự án này sau hơn 2 năm thực hiện. Đến nay 100% các khoa, phòng của bệnh viện đã được triển khai BAĐT, các bác sĩ, điều dưỡng bệnh viện đã quen thuộc với hồ sơ BAĐT, tất cả các thao tác của bác sĩ, điều dưỡng từ ghi dấu hiệu của bệnh nhân sau khi thăm khám, diễn tiến bệnh, đến chỉ định thuốc, chỉ định xét nghiệm, thực hiện y lệnh… đều được thao tác trên máy tính bảng và máy tính để bàn kết nối mạng của bệnh viện.

 Bệnh án điện tử - Bệnh viện Quận Thủ Đức,điểm sáng của ngành y tế TP.HCM

Khi hoàn tất một đợt nằm viện điều trị, hồ sơ BAĐT được in ra và lưu trữ theo đúng quy định. Bác sĩ Nguyễn Minh Quân, Giám đốc Bệnh viện Quận Thủ Đức TP.HCM cho biết, hiện hồ sơ BAĐT đã được bệnh viện triển khai 100% tại các khoa, các biểu mẫu theo quy định của Bộ Y tế. Qua đó giúp bác sĩ, điều dưỡng dễ dàng quản lý, tìm kiếm, xem lịch sử khám bệnh, những lần nhập viện trước đó của người bệnh. Đặc biệt giúp đưa ra quyết định điều trị nhanh chóng, tối ưu hóa sử dụng xét nghiệm, giảm thiểu sai sót, sự cố.

Với BAĐT, bệnh viện sẽ thuận lợi hơn trong triển khai giám sát tuân thủ phác đồ điều trị ngoại trú cùng hệ thống nhắc, cảnh báo kê đơn, chỉ định cận lâm sàng hỗ trợ bác sĩ ra quyết định. Do có nhiều ưu điểm như lưu trữ hồ sơ bệnh án an toàn hơn, thời gian lâu hơn, giúp cho các bác sĩ dễ dàng truy cập hồ sơ bệnh án cũ phục vụ công tác điều trị và nghiên cứu khoa học của bệnh viện, nên Bệnh viện Quận Thủ Đức đã tiến hành số hóa tất cả hồ sơ bệnh án bằng giấy được lưu trữ trong kho hồ sơ của bệnh viện trước đó bằng hồ sơ BAĐT. Đến nay đã có 6.000 hồ sơ giấy từ năm 2015 trở về trước được chuyển sang lưu trữ bằng bằng BAĐT, bác sĩ Minh Quân cho biết thêm.

Theo PGS.TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, Bệnh viện Quận Thủ Đức là bệnh viện đầu tiên được Bộ Y tế công nhận, cho phép sử dụng BAĐT. Với những ưu việt đó, hiện nay nhiều bệnh viện tại thành phố đang trên lộ trình xây dựng BAĐT.

Năm 2025 mỗi người dân đều có hồ sơ sức khỏe điện tử

Theo Sở Y tế TP.HCM, năm 2018 ngành y tế thành phố thực hiện 45.365.309 lượt khám bệnh ngoại trú tăng 5,8%, chiếm hơn 1/4 tổng số lượt khám của cả nước và 2.547.674 lượt điều trị nội trú tăng 4%, chiếm hơn 1/10 tổng số lượt điều trị nội trú của cả nước. PGS.TS Tăng Chí Thượng cho rằng, với số lượt bệnh nhân khám và chữa bệnh cao nhất nước, ngành y tế TP.HCM đã nỗ lực số hóa hồ sơ bệnh án của bệnh nhân để nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh. Đồng thời hướng tới mục tiêu lập hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR): “Mỗi người dân thành phố, một hồ sơ sức khỏe điện tử”.

Thực tế UBND TP.HCM cũng đã ký ban hành kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử (HSSKĐT) tại TP giai đoạn 2019 - 2025 nhằm tăng cường triển khai công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, mọi người đều được quản lý và chăm sóc sức khỏe đồng bộ liên thông trên cả nước. Theo đó mỗi người dân đều có một HSSKĐT nhằm tạo sự kết nối liên thông dữ liệu về tình hình sức khỏe, dữ liệu khám, chữa bệnh giữa các cơ sở y tế với nhau đảm bảo tính liên tục trong công tác chăm sóc, hướng đến mỗi người dân thành phố đều được quản lý sức khỏe, nhất là các bệnh không lây nhiễm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để làm được điều này, thành phố sẽ xây dựng mẫu hồ sơ sức khỏe cho mỗi người dân, thu thập đầy đủ dữ liệu cơ bản theo mẫu hồ sơ sức khỏe cho từng người dân theo từng địa bàn. Sau đó triển khai HSSKĐT cho từng người dân theo đúng yêu cầu quy định của Bộ Y tế. Mặt khác mỗi cơ sở y tế khi tiếp nhận bệnh nhân đến khám, chữa bệnh có trách nhiệm tra cứu thông tin về sức khỏe, lịch sử khám, chữa bệnh của người bệnh và bổ sung dữ liệu khám, chữa bệnh vào hồ sơ sức khỏe điện tử theo quy định.

Đồng thời, UBND TP cũng yêu cầu việc triển khai HSSKĐT phải đảm bảo tính bảo mật, mỗi dân được cấp một mã định danh y tế duy nhất, phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và có thể triển khai trên diện rộng, đồng bộ, kết nối với các hệ thống thông tin y tế liên quan. 

NGUYỄN HIẾU

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top