Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Hội họa kể “Chuyện áo dài”

Thứ Tư 01/01/2020 | 11:57 GMT+7

VHO- Bắt nguồn từ tình yêu với trang phục truyền thống, đặc biệt khi áo dài bị một số nhà thiết kế quốc gia khác “nhận nhầm”, các nghệ sĩ lên tiếng bằng các tác phẩm, nhằm khẳng định đầy thuyết phục rằng, áo dài mang đậm nét văn hóa, lịch sử của người Việt.

Với hy vọng góp tiếng nói vào việc bảo tồn và phát triển áo dài, đối với nghệ sĩ không gì bằng có tác phẩm để thực hiện được việc đó. Triển lãm “Chuyện áo dài” do nhóm G39 tổ chức đang diễn ra tại 70 Nguyễn Du, Hà Nội từ nay đến ngày 6.1.2020, giới thiệu 46 tác phẩm, trong đó có 30 tranh, 10 ảnh và 6 áo dài của các họa sĩ, nhà nhiếp ảnh, nhà thiết kế…

Một góc triển lãm

Gn như thi nào các họa sĩ cũng… mê áo dài

Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, từ tấm áo tứ thân, ngũ thân trong kho tàng trang phục của cha ông, khoảng năm 1930, nhà thiết kế Cát Tường đã đưa một số yếu tố hiện đại vào, đã cách tân để áo tứ thân, ngũ thân thành hai thân tức là chỉ còn vạt trước và vạt sau, chính là chiếc áo dài. Áo dài đâu chỉ là cái áo, dáng vẻ ấy, yêu kiều, gợi cảm ấy của áo dài chính là câu chuyện của người Việt, phụ nữ Việt, vóc dáng cơ thể, phong hóa của người Việt. Chính sự hấp dẫn ấy của áo dài, chính vẻ đẹp độc đáo ấy của áo dài làm cho áo dài trở thành một đề tài lớn trong lịch sử hội họa Việt Nam.

Ngược dòng lịch sử, có thể thấy kể từ bộ tứ hội họa đầu tiên (Trí, Lân, Vân, Cẩn) đến bộ tứ thứ hai (Phổ, Thứ, Lựu, Đàm), bộ tứ thứ ba (Nghiêm, Liên, Sáng, Phái) cho tới các họa sĩ tài danh khóa kháng chiến (Mai Long, Lưu Công Nhân…) và các họa sĩ trẻ hiện nay đều có tranh rất đẹp vẽ phụ nữ mặc áo dài. Chuyện tôn vinh và bảo vệ áo dài không của riêng ai nhưng nghệ sĩ thì chỉ có cách hay nhất, đẹp nhất là lên tiếng bằng chính tác phẩm của mình. Họa sĩLê Thiết Cương cho rằng, “áo dài quá đẹp, nếu không đẹp nó đã chết cả trong đời sống lẫn nghệ thuật. Tôi hy vọng hàng chục năm sau vẫn có nhiều nghệ sĩ đưa áo dài vào trong tác phẩm của mình một cách độc đáo nhất”.

Mưa thu

Họa sĩ Võ Lương Nhi, người cóba bức tranh trưng bày tại triển lãm chia sẻ, chị đã vẽ áo dài từ lâu, bức lâu nhất trong 3 tác phẩm được giới thiệu đã ra đời cách đây hơn 20 năm. Với nữhọa sĩ, áo dài gắn bó như ngấm vào máu thịt nên việc sáng tác dễ dàng, vô cùng thoải mái. Áo dài đã được các thế hệ họa sĩ đi trước vẽ, và các thế hệ sau tiếp tục sáng tạo, qua đó khẳng định áo dài là truyền thống, là tâm hồn của người Việt.

Cùng chung tay bảo vệ áo dài Vit

Từ những hình ảnh bà, mẹ, bạn gái thướt tha trong những buổi đi lễ chùa, các dịp lễ trang trọng, họa sĩ Nguyễn Minh Hiếu đưa áo dài vào trong tranh với vẻđẹp thân thương, trìu mến, thơ mộng. Trong khi đó, với lối vẽ trừu tượng, họa sĩ Bình Nhi mong muốn mang tới tinh thần của áo dài ngũ thân từ cổ xưa, tới những trang phục cách tân nhưng vẫn giữnét truyền thống, mang lại sự mềm mại, tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam... Chị cũng giới thiệu các thiết kế, cách tân áo dài từ trang phục cổ xưa không eo, tà hạ thấp, thể hiện sự kín đáo nhưng vẫn mang lại sự mềm mại, uyển chuyển của người phụnữ, trang trí với các nét vẽ hoa sen trên tà áo...

Trong số các tác phẩm trong triển lãm, có tác phẩm được sáng tác cách đây nhiều năm, có tác phẩm mới sáng tác. Họa sĩ Lê Thiết Cương cho biết, trong quá trình tập hợp chuẩn bị cho triển lãm, anh khó khăn khi sưu tầm các tác phẩm cũnhư tác phẩm Thiếu nữ Hà thành (1978) của cố họa sĩ Lưu Công Nhân, hay Đi chùa (1995) của cố họa sĩ Nguyễn Bích, mượn từ các bộ sưu tập vàgia đình họa sĩ, nhằm thể hiện tranh về áo dài qua nhiều thời kỳ.

Bên cạnh hội họa, nhiếp ảnh, áo dài đã đi vào rất nhiều tác phẩm nghệ thuật và trở thành hình tượng điển hình trong thơ ca, âm nhạc, điện ảnh... Bằng nhiều cách thể hiện khác nhau, các nghệ sĩ ở các lĩnh vực, tới từ nhiều nơi trên khắp cảnước cùng hướng đến một mục đích: lên tiếng một cách mạnh mẽ nhằm chung tay bảo vệ, phát triển áo dài, trang phục được coi như quốc phục của Việt Nam. 

 THANH THẢO

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top