“Bảo vệ môi trường du lịch là xu thế toàn cầu”

VH- Sáng 27.10, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị - Hội thảo Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội bảo vệ và phát huy giá trị di tích với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên cùng hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các tỉnh, các Sở VHTTDL, BQL các khu di tích trong cả nước. G M T Phát hiện ngôn ngữ Quốc Tế Ngữ Tiếng Ả-rập Tiếng Agiecbaigiăng Tiếng Ai-len Tiếng Aixơlen Tiếng An-ba-ni Tiếng Anh Tiếng Armenia Tiếng Ba Lan Tiếng Ba Tư Tiếng Bantu Tiếng Basque Tiếng Bengali Tiếng Bêlarút Tiếng Bosnia Tiếng Bồ Ðào Nha Tiếng Bungary Tiếng Catalan<

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cho rằng, trong nhiều năm qua hoạt động du lịch, bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước phải đối mặt với những áp lực về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Nhiều khu di tích, các khu du lịch đối mặt với tình trạng ô nhiễm. Áp lực từ ô nhiễm môi trường những năm tới sẽ còn tăng cao. Trước tình hình đó Bộ VHTTDL xác định, phát triển du lịch, bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc gắn liền với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu là xu thế tất yếu, là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn phát triển bền vững. Hội nghị lần này nhằm đánh giá tình hình thực hiện Thông tư liên tịch số 19, qua đó xác định những vấn đề đã làm được, chưa làm được, những hạn chế cần khắc phục. Đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường du lịch và bảo vệ di sản văn hóa tại các địa phương trong cả nước.
Hội nghị đã thông qua báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ VHTTDL và Bộ TNMT , hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích (TTLT). Theo đó, sau 3 năm triển khai thực hiện TTLT, toàn ngành đã đạt được những kết quả đáng mừng. Đến nay 80% các khu di tích, các điểm du lịch, các khu di tích quốc gia, các lễ hội gắn với di tích đã bố trí được nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ du khách, trang thiết bị gom rác thải. Tình trạng đổi tiền lẻ, ăn xin, ăn mày, cờ bạc, mê tín dị đoan, viết vẽ bậy lên di tích… đã được hạn chế đáng kể, nhiều điểm du lịch đã chấm dứt được nạn “chặt chém”, lừa đảo du khách. Hầu hết các điểm du lịch, các khu du lịch đã niêm yết công khai giá dịch vụ, đường dây nóng. Điều đó đã tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách, thúc đẩy du lịch phát triển. Lượng khách du lịch trong nước và quốc tế liên tục tăng cao.
Các phương tiện, cơ sở vật chất phương tiện kỹ thuật bảo vệ môi trường ở các địa phương ngày càng được quan tâm đầu tư. Hoạt động tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra ngày càng được tăng cường và cho thấy sự hiệu quả. Quy định về đặt hòm công đức, nhang khói tại các đình chùa, di tích văn hóa được kiểm tra giám sát chặt chẽ, tiêu biểu như ở động Hương Tích (Hà Nội), Di tích nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo), miếu Bà Chùa Xứ (An Giang)… Nhiều di tích có lượng khách tham quan lớn đã lắp đặt, ứng dụng thiết bị công nghệ cao gom rác, đảm bảo không để xảy ra ô nhiễm rác thải.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại: Công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện TTLT, quy định của pháp luật về môi trường tại một số địa phương còn mang tính hình thức, hiệu quả không cao; việc nắm bắt và thực hiện các quy định của TTLT của một số đơn vị còn chưa nghiêm túc. Có nhiều đơn vị như: Ban quản lý khu điểm du lịch, di tích chưa cập nhật các quy định của TTLT trong công tác bảo bệ môi trường. Một số các điểm du lịch, các khu di tích tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rác thải nặng nề. Cụ thể, ô nhiễm môi trường ở động Nhị Thanh - chùa Tam Giáo (Lạng Sơn), ô nhiễm ở hồ Tịnh Tâm (Thừa Thiên Huế). Các lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ), Đền Trần (Nam Định) luôn trong tình trạng quá tải.
Tình trạng “chặt chém”, lừa đảo du khách, mê tín dị đoan, ăn xin, ăn mày, cờ bạc vẫn còn xảy ra tại các điểm du lich. Nhiều du khách còn ăn mặc, ứng xử văn hóa chưa thật sự phù hợp tại các lễ hội, các điểm du lịch tâm linh văn hóa. Nhận thức về bảo vệ môi trường du lịch của các cấp ở một số địa phương còn chưa cao, chưa chỉ đạo thường xuyên và chưa đồng bộ. Sự phối hợp về công tác quản lý bảo vệ môi trường và môi trường du lịch giữa ngành VHTTDL với các ban, ngành liên quan còn hạn chế, thiếu chủ động và chưa thực sự hiệu quả.
Tại hội nghị, các đại biểu đã chia thành 3 nhóm trao đổi để tìm ra các giải pháp bảo vệ môi trường du lịch, di tích lịch sử văn hóa. Các đại biểu đã nhất trí giải pháp: Tập trung tuyên truyền đến người dân, du khách bảo vệ môi trường, tập trung tuyên truyền những mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả đến với du khách, người dân.
Tăng cường kiểm tra, giám sát các quy định về môi trường tại các cơ sở du lịch, di tích văn hóa. Đồng thời phải có các thiết chế xử phạt mạnh tay đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm không thực hiện các quy đinh của TTLT. Các trường hợp tập thể, cá nhân vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường, phải đề nghị khởi tố xử lý hình sự.


Xuân Hướng

Ý kiến bạn đọc