Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Không còn là bệnh “vô phương cứu chữa”

Thứ Sáu 25/10/2019 | 10:01 GMT+7

VHO- “Một người uống thuốc kháng virus (ARV) hàng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, đạt được và duy trì tải lượng virus ở mức không phát hiện được và không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục”.

 Các bạn trẻ cổ vũ cho chiến dịch K=K

 Anh Trần Văn T (Đống Đa, Hà Nội) bất ngờ bị phát hiện bị nhiễm HIV năm 2015 khi thực hiện một tiểu phẫu tại bệnh viện. Bác sĩ cho biết, với khi lượng virus HIV trong máu lúc bấy giờ chắc anh đã nhiễm từ lâu, tuy nhiên anh cũng không biết vì sao bị nhiễm và từ bao giờ. Sức khỏe của anh cũng không có có gì thay đổi nhiều vì anh vẫn tập thể thao, đá bóng hằng tuần.

Uống thuốc đều đặn là “Oke”

Mặc dù rất lo lắng nhưng anh T phải đưa vợ và con gái đi xét nghiệm và may mắn thay, kết quả cho thấy vợ và con anh đều không nhiễm bệnh. Được sự tư vấn của các bác sĩ, từ đó đến nay anh T uống thuốc ARV rất đều đặn và đúng giờ, tham gia câu lạc bộ tình nguyện vận động những người trong nhóm có nguy cơ nhiễm HIV đi xét nghiệm và những người nhiễm HIV tuân thủ điều trị ARV. Anh Tuyến là một trong những điển hình thành công trong việc tuân thủ điều trị, uống thuốc đều đặn đúng giờ. Hiện nay số lượng virus HIV trong máu của anh ở trạng thái không phát hiện, không lây truyền sang người khác. Anh bật mí, hiện nay vợ chồng anh rất an tâm khi nhiều lần “quan hệ” mà không sử dụng biện pháp an toàn (bao cao su).

Cũng theo anh T, nhiều người khi phát hiện mình nhiễm HIV thì rất lo sợ vì ngại bị kỳ thị, nhưng CLB đã tư vấn cho họ đi điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và các trung tâm y tế. Tuy nhiên một số người nghiện ma túy nhiễm HIV gặp khó khăn trong việc tuân thủ điều trị ARV vì mỗi khi họ “phê thuốc” hoặc lên cơn "vật" thuốc thì bỏ uống thuốc, hoặc uống không đúng giờ. Giải thích về điều này, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, các nghiên cứu khoa học gần đây đưa ra bằng chứng: “Một người uống thuốc kháng virus (ARV) hằng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc đạt được và duy trì tải lượng vi rút ở mức không phát hiện được, không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục cho bạn tình”.

Tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu được xác định là ngưỡng không phát hiện. Bằng chứng khoa học này được gọi là “Không phát hiện = Không lây truyền”. “Đây là phát hiện quan trọng, nếu được truyền thông và quảng bá rộng rãi sẽ giúp người có hành vi nguy cơ tăng cường xét nghiệm sớm HIV; người được chẩn đoán nhiễm HIV sống tích cực, tiếp cận sớm dịch vụ điều trị và tuân thủ điều trị, xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ; Bằng chứng khoa học trên cũng giúp người cung cấp dịch vụ và cộng đồng giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, ông Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh.

 Việc tuân thủ điều trị ARV sẽ làm giảm tải lượng virus HIV đến mức không lây truyền bệnh

Kiểm soát được dịch với K=K

Chiến dịch quốc gia “Không phát hiện = Không lây truyền” (K=K) năm 2019 vừa được Cục Phòng, chống HIV/AIDS khởi động tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Chiến dịch diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12.2019 với nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và người nhiễm HIV, người cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS nói riêng về nội dung và ý nghĩa của thông điệp: Không phát hiện = Không lây truyền. Từ đó làm thay đổi về quan niệm nhiễm HIV không còn là bệnh “vô phương cứu chữa” mà là một bệnh truyền nhiễm mãn tính có thể dự phòng và điều trị được. Hiện nay, cả nước có gần 140.000 bệnh nhân đang điều trị ARV và có thể sử dụng K=K mở rộng độ bao phủ điều trị.

Theo Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, mục tiêu của chiến dịch là nâng cao nhận thức của cộng đồng, bao gồm cả người cung cấp dịch vụ về nội dung và ý nghĩa của K=K. Chúng ta có thể đạt được mục tiêu 90-90-95 (90% tổng số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% số người biết được tình trạng nhiễm của bản thân được điều trị kháng HIV; 95% số người được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền…) và kiểm soát được dịch với K=K”.

Đánh giá cao hoạt động này, bà Caryn R. McClelland, Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết: “Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong các hoạt động K=K do đã sớm đưa các phát hiện này vào các chính sách và chương trình quốc gia. Việt Nam được đánh giá là có tỷ lệ ức chế virus HIV thuộc hàng cao nhất thế giới. Chúng ta nên khuyến khích tất cả những người có nguy cơ đi xét nghiệm HIV với mục đích điều trị sớm bằng thuốc kháng virus cho những người có HIV, và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm hay còn gọi là PrEP với mục đích dự phòng cho những người âm tính với HIV. Bằng cách này, chúng ta có thể ngăn chặn sự lây truyền HIV. 

QUỲNH HOA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top