Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

“Than thiếu, nhưng các trường dạy nghề nhìn lại mình đi...”

Thứ Sáu 12/07/2019 | 11:12 GMT+7

VHO- Việc nâng cao chất lượng lao động thông qua đào tạo là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu công việc của các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên hiện nay các trường đào tạo nghề vẫn chưa có sự đầu tư đúng mức có thể tạo dựng được môi trường học nghề hấp dẫn thu hút học viên và đáp ứng nhu cầu công việc của nhà tuyển dụng.

 Một giờ học dạy nghề

Theo trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực TP.HCM, trong tháng 6.2019, thị trường lao động trên địa bàn TP.HCM có nhu cầu tuyển dụng 20.000 chỗ làm việc. Chỉ riêng các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã có nhu cầu tuyển dụng gần 5.000 vị trí việc làm. Thế nhưng nguồn cung lao động chất lượng cao vẫn không đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thị trường lao động TP.HCM cho rằng, thị trường lao động thành phố hiện nay đó là thừa lao động không phù hợp trong hướng phát triển nhưng lại thiếu nguồn lao động chất lượng cao. Trong khi đó hơn 70% sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về công việc do thiếu chuyên môn, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ…

Thực tế nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM đang “đỏ mắt” tìm kiếm nguồn lao động chất lượng cao đối với các nghề như công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, cơ khi chế tạo, tài chính ngân hàng… Để giải quyết tình trạng này năm 2019, TP.HCM đặt ra mục tiêu phấn đấu nâng cao chất lượng nguồn lao động qua đào tạo lên 83%. Đây là những người trong độ tuổi lao động qua đào tạo nghề.

Đề cập vấn đề nói trên, ông Đặng Minh Sư, Trưởng phòng Giáo dục Nghề nghiệp, Sở LĐ,TB&XH TP.HCM cho biết, để giải quyết tình trạng này từ lâu Sở đã thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học các trường nghề. Thực hiện hướng dẫn các trường trung cấp, cao đẳng được chọn xây dựng thành trường chất lượng cao và trường nghề trọng điểm dựa trên thực trạng của báo cáo dự báo nhân lực thành phố. Cùng với đó để nâng cao chất lượng đào tạo các trường nghề thường xuyên đổi mới nội dung đào tạo, đầu tư trang thiết bị dạy học…

Trong khi đó, báo cáo của Sở này cho thấy, năm 2018 thành phố đã đào tạo hơn 298.000 lao động, cùng với đó tuyển sinh đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề đạt 482.000 học viên. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát cho thấy chỉ có khoảng 30% các trường dạy nghề trên địa bàn thành phố có đầu tư trang thiết bị dạy học còn lại đều lạc hậu và xuống cấp.

Trước thực trạng trên ông Nguyễn Minh Thành, Chủ tịch Hội dạy nghề TP.HCM cho rằng: “Lâu nay chúng ta cứ than thiếu học viên, thiếu lao động chất lượng cao, thừa thầy thiếu thợ, rồi tại sao học sinh, phụ huynh thường quay lưng với các trường nghề… nhưng các trường dạy nghề hãy thẳng thắn nhìn vào mình đi. Nếu các trường dạy nghề vẫn không được đầu tư kịp thời, đúng mức, phù hợp với nhu cầu thực tế thì tình trạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao sẽ vẫn cứ tiếp diễn dài dài…”. 

THANH KIỀU

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top