Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Bảo vệ trẻ em bị xâm hại : Không được im lặng...

Thứ Sáu 05/07/2019 | 10:57 GMT+7

VHO- Để xảy ra những vụ việc đau lòng cũng như xử lý chưa thấu đáo khi trẻ em bị xâm hại có một phần trách nhiệm không nhỏ từ chính gia đình của các em. Đó là vấn đề được đặt ra tại Hội thảo Vai trò, trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống xâm hại trẻ em do Bộ VHTTDL phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Chương trình tuyên truyền phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em do trường Tiểu học Kim Đồng (Hà Nội) tổ chức

Những con số đầy ám ảnh

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông nhận định thời gian qua, xã hội còn phải chứng kiến một số gia đình, tổ chức thiếu trách nhiệm với trẻ em, chưa coi trọng vấn đề bảo vệ trẻ em, thiếu hiểu biết về luật pháp, không nhận thức được các hành vi vi phạm quyền trẻ em dẫn đến thực thi pháp luật, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn yếu. Một số địa phương chưa khơi dậy và phát huy hết các nguồn lực, vai trò, trách nhiệm của gia đình, trường học, cộng đồng cơ sở đối với bảo vệ, chăm sóc trẻ em, công tác truyền thông vận động để mọi người dân thực hiện tốt các văn bản pháp luật về bảo vệ trẻ em còn hạn chế, chưa rộng khắp.

Báo cáo của Cục Trẻ em, Bộ LĐ,TB&XH cho biết trong hai năm 2017 và 2018, toàn quốc có 3.221 trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trong đó có 2.690 trẻ em bị xâm hại tình dục. Tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2019 có 325 trẻ em bị bạo lực, xâm hại. Một số vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội điển hình như: Em gái 11 tuổi bị cả cha đẻ và ông nội xâm hại tình dục tại Vĩnh Long. Trẻ em tại trường mầm non Mầm Xanh (thành phố Hồ Chí Minh) và cơ sở Mẹ Mười (thành phố Đà Nẵng) bị bạo lực; Cả cha đẻ và mẹ kế bạo hành, không cho trẻ đi học trong thời gian dài (Hà Nội); Em gái 13 tuổi tựtử sau khi bịngười hàng xóm xâm hại tình dục nhiều lần (CàMau); Vụ việc cô giáo tại trường trung học cơ sở của thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đánh 22 em học sinh lớp 8; Vụ việc thầy giáo chủ nhiệm lớp 5, Trường tiểu học Tiên Sơn (tỉnh Bắc Giang) có hành vi không đúng chuẩn mực với 13 học sinh nữ lớp 5 do giáo viên này giảng dạy…

Gia đình chưa phát huy hết vai trò

Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐ,TB&XH Đặng Hoa Nam cho biết nhiều vụ việc gia đình không cung cấp thông tin, thông báo, tố giác tới các cơ quan chức năng, vì sợ ảnh hưởng đến trẻ em và gia đình, thủ phạm có sự đe dọa hoặc dùng tiền mua chuộc, hòa giải với gia đình của nạn nhân. Theo ông Nam, các cơ quan chức năng cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em để làm cơ sở phòng ngừa và giải quyết nghiêm minh vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em. Mặt khác, các cơ quan chức năng tiếp tục truyền thông về các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phổ biến kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em. Qua theo dõi, giám sát các vụ án xâm hại tình dục trẻ em, bà Mai Thị Phương Hoa (Ủy ban Tư pháp của Quốc hội) cho biết gia đình trong một số trường hợp chưa phát huy được vai trò của mình. Bà Hoa dẫn chứng nhiều gia đình không phát hiện ra con em mình bị xâm hại, khi phát hiện thì không lập tức đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khai báo, thậm chí có tâm lý e dè, lo ngại, sợ ảnh hưởng đến uy tín của con mình và uy tín của gia đình. Theo bà Hoa, trong nhiều trường hợp, người thân không dũng cảm tố giác tội phạm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ở góc độ phòng tránh việc trẻ em xâm hại, TS Đặng Bích Thuỷ, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới cho rằng các gia đình còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện vai trò của mình trong vấn đề cung cấp các kiến thức về các nguy cơ liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em và trang bị cho các em kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Cha mẹ ít trao đổi với con cái về kỹ năng sống và còn lảng tránh trao đổi về chủ đề tình dục, sức khoẻ sinh sản hoặc bản thân cha mẹ cũng thiếu hụt kiến thức về các biểu hiện của xâm hại đối với trẻ em.

Có rất nhiều biện pháp để phòng chống xâm hại trẻ em, tuy nhiên có thể khẳng định gia đình là chủ thể chịu trách nhiệm trong phòng, chống xâm hại trẻ, thực hiện quyền trẻ em khỏi mọi hình thức bị lạm dụng, xâm hại. Khi đạo đức xã hội, đạo đức cá nhân đang có những biểu hiện giảm sút thì vai trò của gia đình, giáo dục trong gia đình đối với việc hình thành và nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách và việc bảo vệ trẻ em - chủ nhân tương lai của đất nước trước những nguy cơ xâm hại, ảnh hưởng xấu từ môi trường xã hội càng trở nên cấp thiết. Bảo vệ trẻ em cũng chính là bảo vệ tương lai của mỗi gia đình, quốc gia vì mục đích phát triển con người trong thời đại hiện nay.

Để bảo vệ an toàn trẻ em, tránh những nguy cơ bị xâm hại, giúp các em yên vui học tập phát triển con người toàn diện, mỗi gia đình phải tăng cường quan tâm con em của mình, phối hợp với nhà trường, các cơ quan chức năng, không ngừng năng cao giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng phòng vệ rủi ro bản thân cho trẻ em và các thành viên trong gia đình. 

 ĐÀO ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top