Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Đẩy sớm các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc

Thứ Tư 24/04/2019 | 10:47 GMT+7

VHO- Trước tình hình bất ổn của thị trường Trung Quốc, thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam và để đẩy mạnh thu hút khách quốc tế tới Việt Nam, mới đây, tại Hà Nội, TCDL đã tổ chức tọa đàm bàn về các giải pháp thu hút khách quốc tế.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Quang Tùng chủ trì tọa đàm, cùng dự có Phó Tổng cục trưởng TCDL Hà Văn Siêu và đại diện các vụ, đơn vị trực thuộc TCDL, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên toàn quốc.

 Tập trung quảng bá tại các thị trường trọng điểm

Ngay từ đầu năm 2019, mặc dù ngành Du lịch đã nỗ lực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ theo kế hoạch công tác, tăng trưởng khách quốc tế quý I năm 2019 vẫn thấp hơn yêu cầu để hoàn thành kế hoạch đề ra, chỉ đạt 4,5 triệu lượt khách, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó một số thị trường nguồn quan trọng như Trung Quốc giảm 5,6%, Hàn Quốc chỉ tăng 24,1% (tỷ lệ tăng của 2 thị trường này cùng kỳ năm 2018 lần lượt là 69,2% và 42,9%). Một số thị trường khác ở châu Âu, châu Mỹ và châu Úc cũng đạt mức tăng trưởng thấp so với cùng kỳ năm trước.

Trước những biến động của các thị trường nguồn, ngành Du lịch dự kiến đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng cho năm 2019. Kịch bản 1: đón 18 triệu lượt, tăng trưởng 16,1% so với năm 2018 như mục tiêu đã đặt ra từ đầu năm. Theo đó, mức tăng trưởng theo từng quý là: quý I đạt 4,5 triệu lượt khách, tăng 7%; quý II đạt 4,4 triệu lượt khách, tăng 19,2%; quý III đạt 4,5 triệu lượt khách, tăng 20,9%; Quý IV đạt 4,6 triệu lượt khách, tăng 18,5%. Mục tiêu tăng trưởng của các thị trường nguồn hàng đầu là: Trung Quốc 16%, Hàn Quốc: 30%, Đài Loan: 14%, Nhật Bản: 8%.

Kịch bản 2: tổng lượng khách: 17,5 triệu lượt, tăng trưởng 12,9%. Trong đó, quý I đạt 4,5 triệu lượt khách, tăng 7%; quý II đạt 4,2 triệu lượt khách, tăng 13,8%; quý III đạt 4,3 triệu lượt khách, tăng 15,9%; quý IV đạt 4,5 triệu lượt khách, tăng 15,6%.

 Doanh nghiệp lữ hành đề xuất nhiều giải pháp duy trì tăng trưởng của thị trường Trung Quốc

Trước mắt Bộ VHTTDL sẽ làm việc với Cục Cửa khẩu (Bộ Tư lệnh Biên phòng) và Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch Đầu tư) về hoàn thiện phương pháp thống kê khách quốc tế đến Việt Nam, đặc biệt là khách du lịch đến bằng đường biển và đường bộ, đảm bảo tính đúng, tính đủ, tránh bỏ sót. Tổ chức gặp gỡ với một số doanh nghiệp du lịch, hãng hàng không của Việt Nam và Trung Quốc, Hàn Quốc bàn phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá tăng cường thu hút khách từ các thị trường này. Làm việc với các địa phương về tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi đón khách qua cửa khẩu đường bộ. Xem xét khả năng tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch quy mô tại Trung Quốc (Thượng Hải, Quảng Châu) trên cơ sở phối hợp với địa phương (Quảng Ninh), các sân bay, hãng hàng không Việt Nam (Vân Đồn - Sun Group, Bamboo Airways - FLC Group), các hãng hàng không cho thuê bao máy bay và các công ty du lịch hai nước. Quảng bá trên các kênh trực tuyến, hướng tới đối tượng khách lẻ Trung Quốc đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, gồm mạng xã hội (weibo, sina, wechat) và trên các nền tảng đặt dịch vụ trực tuyến (như qunar, ctrip, mafengwo, taobao).

Trong 9 tháng cuối năm 2019, ngành Du lịch sẽ tập trung nguồn lực tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, châu Âu…; tham gia hội chợ du lịch quốc tế nước ngoài: BITE Bắc Kinh, Sơn Đông (Trung Quốc), Hanatour (Hàn Quốc), WTM (Anh)…; đón các đoàn doanh nghiệp, báo chí Trung Quốc, Hàn Quốc… khảo sát điểm đến, sản phẩm du lịch tại Việt Nam.

Tiếp tục duy trì tăng trưởng thị trường Đài Loan, Hồng Kông, Nga, Mỹ, Tây Âu, ASEAN, Australia nhằm đa dạng hóa thị trường và hạn chế rủi ro.

Về lâu dài, ngành Du lịch sẽ triển khai Đề án nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch; tăng cường hợp tác công- tư, đổi mới phương thức xúc tiến quảng bá, ứng dụng công nghệ thông tin vào xúc tiến, quảng bá du lịch. Phối hợp với Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) thí điểm thành lập văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở một số thị trường. Đề nghị các địa phương có chính sách ưu tiên thu hút khách du lịch tàu biển Trung Quốc; phối hợp với các doanh nghiệp đón khách du lịch tàu biển kết nối với các điểm đến (Sunworld Hạ Long, Bà Nà…). Đồng thời, thực hiện các biện pháp kéo giãn khách tới các điểm đến mới, giảm tải cho các điểm đến đang có dấu hiệu quá tải. Tập trung quản lý điểm đến, bảo đảm an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm phục vụ cho khách du lịch.

Cho rằng hạn chế về năng lực đón tiếp tàu du lịch lớn tại một số cảng biển, sự cạnh tranh của một số điểm đến mới nổi trong khu vực châu Á và Đông Nam Á chính là nguyên nhân liên quan đến sự sụt giảm 5,6% so với cùng kỳ của khách Trung Quốc đến Việt Nam trong quý I.2019, đại diện Công ty lữ hành Saigontourist đề nghị tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua e-marketing nhằm đưa thông tin về du lịch Việt Nam đến với đông đảo công chúng quốc tế hơn.

Dòng khách cao cấp Trung Quốc sụt giảm

Tại buổi tọa đàm, đại diện các doanh nghiệp chuyên khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc cho rằng: Sự sụt giảm của khách du lịch Trung Quốc thời gian qua chủ yếu xảy ra ở dòng khách đi bằng charter flight (thuê bao máy bay), phục vụ dòng khách cao cấp với điểm đến nghỉ dưỡng tắm biển còn đối với khách đường bộ và khách máy bay truyền thống biến động không đáng kể.

Đại diện Vietravel chia sẻ: Ba tháng đầu năm nay, lượng khách Trung Quốc qua đường hàng không của đơn vị đã sụt giảm mạnh, chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm 2018. Theo đại diện của Vietravel, du lịch Việt Nam cần có những giải pháp nhằm thúc đẩy khách quốc tế như: nghiên cứu và đẩy mạnh khai thác các điểm đến mới, hấp dẫn như Phú Quốc (Kiên Giang), Quy Nhơn (Bình Định)… ; thường xuyên tham gia các hội chợ du lịch quốc tế trong khu vực và trên thế giới nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư với các doanh nghiệp du lịch nước ngoài.

Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và thái độ chuyên nghiệp của đội ngũ hướng dẫn viên của Việt Nam cũng là một hạn chế mà ngành đang phải đối mặt. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ du lịch tại điểm đến, sự quá tải của một số điểm đến truyền thống, giá cả và dịch vụ tại các sân bay; sức chứa của các sân bay, hạ tầng giao thông nói chung, thiếu các dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí... chính là những rào cản khiến du lịch Việt Nam khó cạnh tranh với các thị trường khác trong khu vực.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Quang Tùng ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến của các doanh nghiệp tại tọa đàm và nhấn mạnh: Đối với nhóm giải pháp liên quan đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, Bộ VHTTDL và TCDL sẽ triển khai thực hiện ngay như: tổ chức các chương trình xúc tiến quảng bá, giới thiệu du lịch Việt Nam tại Trung Quốc và kết hợp làm việc với một số hãng lữ hành Trung Quốc vào tháng 5.2019; làm việc với các ngành liên quan như Bộ GTVT về kết nối hàng không trong phát triển du lịch… “Các ý kiến tại tọa đàm cũng là cơ sở để Bộ VHTTDL tổng hợp và báo cáo Chính phủ về các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2019”, Thứ trưởng Lê Quang Tùng nói.

Thứ trưởng Lê Quang Tùng cũng đề nghị các doanh nghiệp, các đơn vị lữ hành cần thường xuyên chia sẻ và trao đổi thẳng thắn với TCDL về những khó khăn đang gặp phải trong hoạt động kinh doanh và đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước những giải pháp để tháo gỡ, nhằm hướng tới mục tiêu thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến Việt Nam, nâng cao thương hiệu điểm đến và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Thời gian tới, TCDL sẽ điều chỉnh kế hoạch trong Chương trình Hành động quốc gia về du lịch, Chương trình Xúc tiến Du lịch quốc gia năm 2019 để bố trí nguồn lực, tập trung cho xúc tiến, quảng bá, tham dự hội chợ, roadshow tại Trung Quốc nhằm đẩy mạnh quảng bá điểm đến Việt Nam tới du khách Trung Quốc. Mặc dù là kế hoạch quảng bá tại nhiều thị trường của Trung Quốc dự kiến là tháng 7, tháng 8.2019 mới thực hiện nhưng ngành Du lịch sẽ đẩy lên tổ chức ngay trong tháng 4, tháng 5 năm 2019.

  Từ ngày 15-24.5 TCDL tổ chức Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Thành Đô, Trùng Khánh, Thẩm Quyến (Trung Quốc). Chương trình dự kiến có 300 doanh nghiệp du lịch, hãng hàng không, đại diện cơ quan quản lý du lịch địa phương của Trung Quốc, các Hiệp hội tham dự.

 NGUYỄN ANH, ảnh: THU THỦY

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top