Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Nỗi niềm “Ô sin” thời công nghệ

Thứ Sáu 15/02/2019 | 10:13 GMT+7

VHO- Vài năm gần đây, người dân TP.HCM đã quen thuộc với những ứng dụng công nghệ để cung cấp dịch vụ hay mua sắm… đặc biệt là ứng dụng cung cấp người giúp việc, đã mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực cho các gia đình có nhu cầu về người giúp việc.

Đội ngũ giúp việc được đào tạo tương đối chuyên nghiệp

 Ấn phím tìm “Ô sin”

Qua vài thao tác bấm nút điện thoại sau khi đã truy cập vào webside hoặc tải app của một số công ty cung ứng dịch vụ giúp việc nhà, người dùng có thể dễ dàng tìm được “Ô sin” theo giờ đúng với nhu cầu của từng gia đình như: Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, rửa cốc chén, bát và các công việc khác. Hiện đại, chuyên nghiệp, bài bản chứ chẳng như ngày trước mỗi lần các gia đình cần tìm người giúp việc thì phải ra đăng ký tìm người tại các trung tâm dịch vụ việc làm, hoặc là nhờ người quen giới thiệu nhưng trong lòng vẫn không yên tâm về nhân thân của người giúp việc.

Ngày đầu tiên, “Ô sin” được đặt qua ứng dụng công nghệ xuất hiện trước cửa nhà tôi, một cô gái khoảng ngoài 30 tuổi, mặc đồng phục áo thun in hình logo công ty, ngực đeo thẻ nhân viên, và cô đến nhà tôi chính xác đúng 5h30 chiều theo như thời gian đã thỏa thuận. Có được điều này bởi công ty quản lý nhân viên bằng phần mềm có định vị, nên khi bắt đầu đến nơi hoặc khi kết thúc thời gian làm các cô phải nhập lệnh báo trên app về công ty. Một ngày “Ô sin” của gia đình tôi bị ốm, Công ty lập tức điện thoại báo cho chủ nhà và điều động một “Ô sin” khác thay thế. “Ô sin” ốm 3 ngày, là 3 ngày gia đình tôi có 3 “Ô sin” khác nhau đến làm thay.

Quả thật, với cách phục vụ của các “Ô sin” qua ứng dụng công nghệ, các gia đình có nhu cầu người giúp việc càng ngày càng tin tưởng và nhu cầu đặt người giúp việc với công ty ngày càng tăng cao.

Vất vả, gian truân

Thời gian quản lý khắt khe, chính xác đến từng phút, tuy nhiên tiền công một giờ làm việc cật lực chỉ khoảng hơn 30.000 đồng, “Ô sin” làm việc 10 giờ/ ngày thì thu nhập cũng tạm ổn, nhưng nếu chỉ cần đến muộn 5 phút thì sẽ bị công ty trừ thu nhập và được tính vào tiền thưởng tuần, tháng…

Được biết, đa phần trong số các chị em đi làm nghề này đều xuất thân từ công nhân. Sau một thời gian đi làm tại một công ty nào đó, tuổi đời ngoài 30, có người bám trụ lắm cũng chỉ đến tuổi 35 là họ không thể tiếp tục theo nghề được nữa, bởi lẽ các công ty sản xuất luôn có những đòi hỏi khắt khe về sức khỏe để có thể theo kịp những ngày tăng ca. Trong cuộc mưu sinh ấy, dĩ nhiên họ đành chọn làm những công việc đòi hỏi trình độ thấp hơn và tiền công cũng rẻ đi mà không kèm theo các chế độ cơ bản về BHXH - BHYT như nghề giúp việc nhà. Nhưng nghiệt ngã hơn, giữa thời công nghệ này, những nữ lao động trên không phải là đi làm tự do như những năm về trước mà các công ty cung ứng dịch vụ giúp việc nhà với các ứng dụng công nghệ hiện đại, quản lý người lao động đến từng phút, và hình ảnh, kèm chứng minh nhân dân của họ, thời gian làm theo thực tế được báo về, giá của từng buổi lao động… đều được gửi đến các chủ nhà mỗi ngày thông qua hệ thống email. Và nếu chẳng may, người giúp việc lỡ tay làm hư hỏng đồ đạc, làm mất lòng gia chủ thì chỉ một lời nhận xét qua email của chủ nhà, ngày mai cô giúp việc ấy sẽ không xuất hiện nữa. Chủ nhà vui vẻ tiếp nhận người mới.

Thiệt thòi, đó là nhận định chung cho đại đa số những lao động nữ đang đi làm nghề “Ô sin”. Mang lại nhiều giá trị lao động cho xã hội, nhiều ích lợi cho cộng đồng, nhưng cũng chính họ không được hưởng bất kỳ một chế độ nào ngoài tiền lương được trả theo thực lực lao động. 

 ĐỨC PHƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top