Xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam là một trong những nhiệm vụ trọng tâm

Xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam là một trong những nhiệm vụ trọng tâm

VHO- Một trong những đặc trưng quan trọng của Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang hướng đến xây dựng là “có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đặc trưng này lần đầu tiên được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) và được tái khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).
Xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp

Xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp

VHO- Con người mới là mục đích đồng thời là yêu cầu trong tiến trình cách mạng XHCN; định lượng trong từng giai đoạn để làm mục tiêu phấn đấu là thực tế lãnh đạo của Đảng ta. Đại hội XII của Đảng đúc kết mô thức con người mới trong thời kỳ quá độ hiện nay là: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển... Có giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam”.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước

VHO- Ngày 11.8.2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021- 2026. Những phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa khẳng định giá trị và sức mạnh của văn hoá trong sự phát triển của đất nước, nhấn mạnh quan điểm “văn hoá soi đường quốc dân đi” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định trong Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất năm 1946, cách đây đúng 75 năm.
Đầu tư cho sự nghiệp văn hóa ở địa phương còn thấp

Đầu tư cho sự nghiệp văn hóa ở địa phương còn thấp

VHO- Chỉ tiêu đầu tư cho văn hóa không chỉ phản ánh chỉ số phát triển văn hóa mà còn nêu bật thực trạng thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước về văn hóa. Vì vậy xem xét mức đầu tư cho văn hóa là minh chứng quan trọng. Đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho con người ở các địa phương.
Phát triển công nghiệp văn hóa: Đánh thức "mỏ vàng" đang bị bỏ quên

Phát triển công nghiệp văn hóa: Đánh thức "mỏ vàng" đang bị bỏ quên

VHO- Hơn 4,5 tỉ đô la Mỹ là số tiền mà một mình Ban nhạc nam BTS mang lại cho kinh tế Hàn Quốc một năm. Nghĩa trang cổ Père la Chaise (Pháp) cung cấp tới 14 cách tham quan khác nhau và thu hút được hơn 3 triệu lượt khách mỗi năm. Sự bí ẩn của văn hóa tạo hình Nhật Bản được nuôi dưỡng không ngừng nghỉ tại phương Tây từ cuối thế kỷ XIX, xuyên qua thế kỷ XX, XXI, không ngừng tạo nên những làn sóng quan tâm trong công chúng.
Tạo cơ chế để ngành bảo tàng hội nhập với nền kinh tế thị trường

Tạo cơ chế để ngành bảo tàng hội nhập với nền kinh tế thị trường

VHO- Khó khăn lớn nhất của ngành bảo tàng hiện nay là xã hội chưa quan tâm đến di sản, đặc biệt là di sản văn hóa. Bên cạnh đó, ngành bảo tàng chưa được tạo cơ chế để hội nhập với nền kinh tế thị trường nên còn trì trệ. Do đó cần có sự điều chỉnh về các quy định, văn bản quy phạm pháp luật để ngành Bảo tàng vừa bảo tồn, phát huy các giá trị, vừa phát triển tương xứng.
Cần giải pháp chiến lược trong ứng xử văn hóa giữa nghệ sĩ và công chúng

Cần giải pháp chiến lược trong ứng xử văn hóa giữa nghệ sĩ và công chúng

VHO-Quan hệ giữa nghệ sĩ và công chúng hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là giới nghệ sĩ biểu diễn (truyền thông vẫn gọi là showbiz), đang có vấn đề “trục trặc kỹ thuật” và vấn đề này hiện gây ra nhiều ồn ào, thị phi với những luồng dư luận trái chiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là mạng xã hội. Đó là ứng xử văn hóa giữa đôi bên. Câu chuyện ứng xử này được phơi bày và luận bàn, đã cho thấy một mối quan hệ đang ở tình trạng đáng lo ngại và rất đáng đặt thành vấn đề phải giải quyết, bởi sự “đồng sàng dị mộng”.
Bàn về sự “quan tâm văn hóa” từ góc nhìn “chiến lược văn hóa"

Bàn về sự “quan tâm văn hóa” từ góc nhìn “chiến lược văn hóa"

VHO - Trong phát biểu bế mạc Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 3 (khóa XIII), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Vừa qua, chúng ta tập trung vào phát triển kinh tế, tăng trưởng nhanh là tốt rồi, nhưng vấn đề văn hóa, giáo dục nếu không cẩn thận là xuống cấp… Hình như lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức lắm (?)”. Có thể nói, đây là sự “cảm nhận” chuẩn xác theo cách đặt vấn đề của một nhà lý luận, nhà báo đã từng có những phát biểu, bài viết có giá trị cả về khoa học lẫn thực tiễn. Vậy “quan tâm văn hóa” là gì, có ý nghĩa ra sao trong lịch sử và thực tiễn đời sống từ góc nhìn “chiến lược văn hóa” của đại cuộc xây dựng, phát triển đất nước ở giai đoạn hiện nay?
Hội nhập quốc tế và thông tin đối ngoại về văn hoá phải coi trọng chất lượng và hiệu quả

Hội nhập quốc tế và thông tin đối ngoại về văn hoá phải coi trọng chất lượng và hiệu quả

VHO- Ngày nay, xu thế hội nhập đang nắm giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế quốc tế, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng rõ nét thì chủ động hội nhập, giao lưu văn hóa ngày càng trở nên quan trọng và được quan tâm hơn bao giờ hết. Quảng bá văn hoá nhằm tăng cường “sức mạnh mềm” ngày càng được các nước khai thác triệt để nhằm tạo dựng nền móng và điều kiện để thể hiện uy lực trên trường quốc tế. Trong thời đại ngày nay, văn hóa ngày càng khẳng định vai trò cầu nối giữa các dân tộc, nâng cao hiểu biết lẫn nhau, góp phần hoà giải các xung đột, mâu thuẫn, tạo tiền đề thúc đẩy hợp tác phát triển.
Giáo dục truyền thống gia đình, dòng họ qua gia phả phải được quan tâm đúng mức

Giáo dục truyền thống gia đình, dòng họ qua gia phả phải được quan tâm đúng mức

VHO - Nói tới truyền thống là nói đến những giá trị văn hoá kết tinh qua những thử thách lịch sử nhất định để hợp thành những “dòng chảy” mang tính chất nguồn mạch văn hóa - xã hội trong đó gia đình, dòng họ chính là thành tố đóng vai trò quan trọng mà gia phả như là một bộ “gia sử”, đồng thời có thể là bộ phận của sử liệu địa phương, quốc gia, dân tộc.
Bàn về sự “quan tâm văn hóa” từ góc nhìn “chiến lược văn hóa"

Bàn về sự “quan tâm văn hóa” từ góc nhìn “chiến lược văn hóa"

VHO - Trong phát biểu bế mạc Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 3 (khóa XIII), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong khi đang đọc văn bản đến nội dung liên quan mục tiêu, phương hướng về xây dựng văn hóa-xã hội đã dừng lại để nói thêm rằng: “Vừa qua chúng ta tập trung vào phát triển kinh tế, tăng trưởng nhanh là tốt rồi, nhưng mà… đặc biệt là vấn đề văn hóa, giáo dục nếu không cẩn thận là xuống cấp…”. Và, khi đề cập “nói tới văn hóa là nói tới bản sắc dân tộc…”, Tổng Bí thư đã nhấn mạnh: “Hình như lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức lắm (?)”. Với tư cách người lãnh đạo cao nhất hệ thống chính trị và quản lý, lãnh đạo đất nước hiện nay, chắc chắn đó không phải là phát biểu “bất chợt” mà là một sự “cảm nhận” theo cách đặt vấn đề của một nhà lý luận và nhà báo đã từng có những phát biểu, bài viết có giá trị khoa học lẫn thực tiễn. Vậy, “quan tâm văn hóa” là gì, ý nghĩa vấn đề ra sao trong lịch sử, trong thực tế đời sống từ góc nhìn “chiến lược văn hóa” với tư cách một bộ phận của đại cuộc xây dựng, phát triển đất nước ở giai đoạn hiện nay?
Vài góp ý trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

Vài góp ý trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

VHO - Theo Dự thảo Chiến lược phát triển văn hóa 2030, việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cần tập trung xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình... Bài viết nhằm đưa ra một vài giải pháp cụ thể nhằm góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đến năm 2030.
Xây dựng văn hóa gia đình - Nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược phát triển văn hóa

Xây dựng văn hóa gia đình - Nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược phát triển văn hóa

VHO - Chiến lược phát triển văn hóa đến 2030, đề ra 12 nhiệm vụ lớn, trong đó nhiệm vụ thứ 3 về "Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh" có đề cập đến  xây dựng văn hóa gia đình. Trong lĩnh vực phát triển văn hóa tinh thần, nhiệm vụ xây dựng văn hóa gia đình có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hầu hết các nhiệm vụ khác- vì con người từ các gia đình có mặt ở tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội. Do đó xây dựng văn hóa gia đình có thể được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển văn hóa.
Bàn về thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ trong bối cảnh hội nhập

Bàn về thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ trong bối cảnh hội nhập

VHO - Ở bất cứ quốc gia nào, nền văn hoá nào, yếu tố con người luôn được xem là quan trọng nhất cho sự phát triển. Trong Dự thảo “Chiến lược phát triển văn hoá Việt Nam đến năm 2030” cũng đã xác định mục tiêu “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Các vấn đề liên quan đến chiến lược con người kết hợp với giải pháp phát triển văn hóa, nếu được thực hiện tốt sẽ là một chính sách phát triển, cải thiện tiêu chuẩn trí tuệ, là nguồn lực lớn để hiện thực hóa mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Di sản văn hóa Việt Nam: Hài hòa bảo tồn và phát triển

Di sản văn hóa Việt Nam: Hài hòa bảo tồn và phát triển

VHO- Chúng ta thường gặp các luận điểm được coi như nguyên tắc ứng xử  trong khai thác di sản văn hóa như: khai thác và phát huy giá trị văn hóa để bảo tồn di tích; cần làm cho di tích “sống”, hòa vào với cuộc sống của xã hội đương đại, có tác dụng giáo dục và nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, tạo nguồn sinh lợi để bảo tồn di tích… Những luận điểm đó nghe mãi thành quen, nhưng được cụ thể hóa trên thực tế như thế nào thì vẫn là câu chuyện cần bàn.
Chiến lược phát triển văn hoá cần có sự cập nhật, điều chỉnh và bổ sung phù hợp tình hình mới

Chiến lược phát triển văn hoá cần có sự cập nhật, điều chỉnh và bổ sung phù hợp tình hình mới

VHO- Trong phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, việc xây dựng và ban hành các chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chung, mang tính dài hạn cho một lĩnh vực trọng yếu nào đó. Nhờ có chiến lược, Chính phủ mới có thể có kế hoạch, lộ trình, phân bổ nguồn lực để thực hiện những công việc lớn liên quan đến lĩnh vực đó. Văn hoá là một trong những lĩnh vực then chốt trong phát triển đất nước, vì vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển văn hoá chắc chắn phải được xem là một nhiệm vụ trọng tâm.
Bảo hộ sở hữu trí tuệ và bản quyền: Cái lõi phát triển công nghiệp văn hóa

Bảo hộ sở hữu trí tuệ và bản quyền: Cái lõi phát triển công nghiệp văn hóa

VHO - Thực tế hiện nay cho thấy, trong âm nhạc, xuất bản liên tiếp xảy ra những vụ vi phạm bản quyền. Trong điện ảnh, người xem phim lậu là chuyện bình thường. Trong quảng cáo, khách hàng mượn ý tưởng của các agency thua thầu là hiện tượng phổ biến. Trong nhiếp ảnh, sản phẩm của tác giả tha hồ bị chôm chỉa, đăng tải vô tội vạ, không xin phép… Trong ngành công nghiệp văn hoá – công nghiệp sáng tạo, vi phạm bản quyền là nỗi đau nhức nhối chưa có hồi kết.
Số hóa di sản văn hóa, định hướng nghiên cứu lâu dài

Số hóa di sản văn hóa, định hướng nghiên cứu lâu dài

VHO- Dự thảo Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 do Bộ VHTTDL soạn thảo để trình Chính phủ phê duyệt đã khẳng định Đảng và Nhà nước rất coi trọng văn hóa, đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội… Trong Dự thảo, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa được coi trọng, thể hiện qua việc có riêng một mục chiến lược, mục tiêu cụ thể. Ngoài ra, di sản văn hóa còn được lồng ghép trong rất nhiều nội dung quan trọng khác của dự thảo. Đây thực sự là điều rất đáng mừng.
Văn hoá- trục xuyên tâm của sự tồn vong doanh nghiệp

Văn hoá- trục xuyên tâm của sự tồn vong doanh nghiệp

VHO- Văn hoá là nền tảng tinh thần và là mục tiêu, động lực điều tiết các mối quan hệ trong doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đó cũng là những tiêu chí tiên quyết trong việc xây dựng thương hiệu cho một doanh nghiệp, giá trị sản phẩm cho người tiêu dùng, từ đó quyết định đời sống của doanh nghiệp cũng như đời sống sản phẩm được người tiêu dùng sử dụng lâu hay chóng.